Ông Nguyễn Trung Chánh, Giám đốc Rừng vườn chim Bạc Liêu đã đề nghị đầu tư nhằm tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững vườn chim quý hiếm này ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Rừng vườn chim Bạc Liêu thuộc phường Nhà Mát, nằm trong lòng thị xã Bạc Liêu, cách thị xã chỉ khoảng 6km và cách biển Đông chỉ hơn 7km, có diện tích rộng trên 285ha. Đây là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên.
Khu vực Rừng vườn chim hiện có trên 77 loài chim sinh sống thành từng bầy đàn, trong đó có 23 loài chim nước; 3 loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam là giang sen, đuôi cụt bụng đỏ và sả hung.
Ngoài ra còn có thảm thực vật thuộc 14 quần thể thực vật khác nhau, gồm 181 loài thực vật bậc cao thuộc 145 chi của 60 họ gồm năm loài khuyết thực vật; 125 loài song tử diệp và 50 loài đơn tử diệp...
Mặc dù tính chất quan trọng của Rừng vườn chim là vậy, nhưng nhiều năm qua việc đầu tư cho Rừng vườn chim còn ít ỏi, số tiền đầu tư chủ yếu là cho công tác phòng chống cháy theo mùa vụ của từng năm, tổng số tiền đầu tư cho Rừng vườn chim trong năm năm (2005-2010) chi có 900 triệu đồng.
Tuy nhiên, chưa có đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về tính chất đặc điểm của hệ sinh thái Rừng vườn chim để từ đó có định hướng phát triển cụ thể cho khu rừng này.
Trong khi đó từ các nguồn thông tin trên mạng Itenet, có nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới biết đến Rừng vườn chim Bạc Liêu và họ đã tìm đến để "xin" được hợp tác cùng tổ chức nghiên cứu khoa học về Rừng vườn chim này.
Cụ thể như tổ chức GTZ (tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên Bang Đức) đã phối hợp với Ban quản lý Rừng vườn chim Bạc Liêu triển khai dự án "Công trình nghiên cứu đa dạng sinh học vườn chim Bạc Liêu" với số tiền tài trợ gần 2 triệu euro, thực hiện trong ba năm 2009-2011.
Khi công trình hoàn thành sẽ được chuyển giao cho cơ quan quản lý để thực hiện việc khôi phục hệ thống rừng ngập mặn ven biển của Bạc Liêu; bảo tồn tính đa dạng sinh học bền vững cho vườn chim Bạc Liêu... Khu Rừng vườn chim Bạc Liêu còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương khi đến Bạc Liêu.
Ông Nguyễn Trung Chánh cho biết, đã hơn chục "mùa cháy" đi qua, nhưng Rừng vườn chim Bạc Liêu luôn được bảo vệ tuyệt đối an toàn. Hiện nay Rừng vườn chim đang rất cần cần vài tỷ đồng để Ban quản lý Rừng vườn chim triển khai ngay việc đào, nạo vét hơn 57 con kênh xung quanh vườn chim, đặc biệt nạo vét sâu hơn hồ chứa nước ngọt lớn ở khu đệm giữa vườn chim và khu vực nuôi tôm của người dân.
Bên cạnh đó, phải khoan thêm hai giếng nước có công suất lớn để thường xuyên có nước tưới cho cây trong khu vực vườn luôn đủ độ ẩm; tu sửa cất mới thêm một số chòi canh lửa, gác rừng chủ động phát hiện cháy và người lạ xâm nhập trái pháp săn bắt...
Với tính chất đặc biệt quý hiếm của Rừng vườn chim Bạc Liêu, rất cần có sự đầu tư kịp thời để bảo vệ và phát triển bần vững vườn chim quý hiếm có một không hai của đất nước./.
Rừng vườn chim Bạc Liêu thuộc phường Nhà Mát, nằm trong lòng thị xã Bạc Liêu, cách thị xã chỉ khoảng 6km và cách biển Đông chỉ hơn 7km, có diện tích rộng trên 285ha. Đây là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên.
Khu vực Rừng vườn chim hiện có trên 77 loài chim sinh sống thành từng bầy đàn, trong đó có 23 loài chim nước; 3 loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam là giang sen, đuôi cụt bụng đỏ và sả hung.
Ngoài ra còn có thảm thực vật thuộc 14 quần thể thực vật khác nhau, gồm 181 loài thực vật bậc cao thuộc 145 chi của 60 họ gồm năm loài khuyết thực vật; 125 loài song tử diệp và 50 loài đơn tử diệp...
Mặc dù tính chất quan trọng của Rừng vườn chim là vậy, nhưng nhiều năm qua việc đầu tư cho Rừng vườn chim còn ít ỏi, số tiền đầu tư chủ yếu là cho công tác phòng chống cháy theo mùa vụ của từng năm, tổng số tiền đầu tư cho Rừng vườn chim trong năm năm (2005-2010) chi có 900 triệu đồng.
Tuy nhiên, chưa có đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về tính chất đặc điểm của hệ sinh thái Rừng vườn chim để từ đó có định hướng phát triển cụ thể cho khu rừng này.
Trong khi đó từ các nguồn thông tin trên mạng Itenet, có nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới biết đến Rừng vườn chim Bạc Liêu và họ đã tìm đến để "xin" được hợp tác cùng tổ chức nghiên cứu khoa học về Rừng vườn chim này.
Cụ thể như tổ chức GTZ (tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên Bang Đức) đã phối hợp với Ban quản lý Rừng vườn chim Bạc Liêu triển khai dự án "Công trình nghiên cứu đa dạng sinh học vườn chim Bạc Liêu" với số tiền tài trợ gần 2 triệu euro, thực hiện trong ba năm 2009-2011.
Khi công trình hoàn thành sẽ được chuyển giao cho cơ quan quản lý để thực hiện việc khôi phục hệ thống rừng ngập mặn ven biển của Bạc Liêu; bảo tồn tính đa dạng sinh học bền vững cho vườn chim Bạc Liêu... Khu Rừng vườn chim Bạc Liêu còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương khi đến Bạc Liêu.
Ông Nguyễn Trung Chánh cho biết, đã hơn chục "mùa cháy" đi qua, nhưng Rừng vườn chim Bạc Liêu luôn được bảo vệ tuyệt đối an toàn. Hiện nay Rừng vườn chim đang rất cần cần vài tỷ đồng để Ban quản lý Rừng vườn chim triển khai ngay việc đào, nạo vét hơn 57 con kênh xung quanh vườn chim, đặc biệt nạo vét sâu hơn hồ chứa nước ngọt lớn ở khu đệm giữa vườn chim và khu vực nuôi tôm của người dân.
Bên cạnh đó, phải khoan thêm hai giếng nước có công suất lớn để thường xuyên có nước tưới cho cây trong khu vực vườn luôn đủ độ ẩm; tu sửa cất mới thêm một số chòi canh lửa, gác rừng chủ động phát hiện cháy và người lạ xâm nhập trái pháp săn bắt...
Với tính chất đặc biệt quý hiếm của Rừng vườn chim Bạc Liêu, rất cần có sự đầu tư kịp thời để bảo vệ và phát triển bần vững vườn chim quý hiếm có một không hai của đất nước./.
Cao Thăng (TTXVN/Vietnam+)