Ngày 2/10, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, câu lạc bộ Thư pháp, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã trao tặng tác phẩm nghệ thuật thư pháp "Chiếu dời đô" mạ vàng, gắn trên khung gỗ quý tự nhiên cho thành phố Hà Nội nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Trước đó, "Chiếu dời đô" đã được rước từ Hoa Lư, Ninh Bình, với nghi thức trang trọng, mô phỏng chuyến dời đô lịch sử của vua tôi nhà Lý từ cố đô Hoa Lư về Thăng Long cách đây tròn 1.000 năm.
Tác phẩm "Chiếu dời đô" bằng gỗ lớn nhất Việt Nam này có kích thước 458cm x 385cm, trọng lượng gần 5 tấn, được chế tác từ 7 tấn gỗ nguyên khối.
Mặt trước của tác phẩm trình bày nguyên bản chữ Hán "Chiếu dời đô," mặt sau là bản dịch phiên âm, bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần khung làm bằng gỗ quý tự nhiên, phần chữ được các nghệ nhân gò tay với chất liệu đồng, mạ vàng.
Mỗi chữ có chiều cao 10cm, được gắn bằng bulong nghệ thuật chắc chắn trên 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng của bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông.
Tác phẩm được làm thủ công theo mẫu thiết kế của họa sĩ điêu khắc Trần Tuy và do nghệ nhân trạm khắc Vũ Quý làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh thực hiện.
Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách (viết chữ Hán), nghệ nhân Thế Long (gò đồng các chữ), phần khung và bệ gỗ của tác phẩm do các nghệ nhân và thợ thủ công làng Đồng Kỵ thực hiện.
Ngay trong ngày 2/10, "Chiếu dời đô" mạ vàng đã được chuyển tới Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội để trưng bày tại Triển lãm Thư pháp, chào mừng Đại lễ từ 4-10/10. Sau đó, tác phẩm tiếp tục được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội./.
Trước đó, "Chiếu dời đô" đã được rước từ Hoa Lư, Ninh Bình, với nghi thức trang trọng, mô phỏng chuyến dời đô lịch sử của vua tôi nhà Lý từ cố đô Hoa Lư về Thăng Long cách đây tròn 1.000 năm.
Tác phẩm "Chiếu dời đô" bằng gỗ lớn nhất Việt Nam này có kích thước 458cm x 385cm, trọng lượng gần 5 tấn, được chế tác từ 7 tấn gỗ nguyên khối.
Mặt trước của tác phẩm trình bày nguyên bản chữ Hán "Chiếu dời đô," mặt sau là bản dịch phiên âm, bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần khung làm bằng gỗ quý tự nhiên, phần chữ được các nghệ nhân gò tay với chất liệu đồng, mạ vàng.
Mỗi chữ có chiều cao 10cm, được gắn bằng bulong nghệ thuật chắc chắn trên 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng của bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông.
Tác phẩm được làm thủ công theo mẫu thiết kế của họa sĩ điêu khắc Trần Tuy và do nghệ nhân trạm khắc Vũ Quý làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh thực hiện.
Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách (viết chữ Hán), nghệ nhân Thế Long (gò đồng các chữ), phần khung và bệ gỗ của tác phẩm do các nghệ nhân và thợ thủ công làng Đồng Kỵ thực hiện.
Ngay trong ngày 2/10, "Chiếu dời đô" mạ vàng đã được chuyển tới Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội để trưng bày tại Triển lãm Thư pháp, chào mừng Đại lễ từ 4-10/10. Sau đó, tác phẩm tiếp tục được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)