Sắc đỏ là gam màu chủ đạo trên bảng điện tử của các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 15/12, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh giá đà phục hồi kinh tế của nước này vẫn quá chậm để có thể đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp.
Bên cạnh đó, giới đầu tư vẫn tiếp tục bán chốt lời sau đợt tăng giá dài ngày trong mùa thu vừa qua, trong bối cảnh thời điểm tất niên đang đến gần.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1%, trong đó các cổ phiếu năng lượng và tài nguyên chịu sức ép giảm giá lớn, do thị trường dầu mỏ đi xuống và giới đầu tư bán ra cổ phiếu của các công ty khai mỏ lớn của Australia sau những phiên tăng giá vừa qua.
Tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2010 ngày 14/12, FED có cái nhìn khá thận trọng về triển vọng kinh tế Mỹ và đã tái khẳng định cam kết sẽ mua 600 tỷ USD trái phiếu để kích thích tăng trưởng, bất chấp lo ngại của một số chuyên gia kinh tế rằng chương trình này về lâu dài có thể sẽ gây ra cú sốc lạm phát.
Hong Soon-pyo, nhà phân tích thị trường của công ty chứng khoán Daishin Securities, nhận định thông báo của FED đã củng cố khả năng Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp nới lỏng có định lượng.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, các nhà phân tích cho biết thị trường đang phải chịu sức ép từ hoạt động bán chốt lời của giới đầu tư sau đợt tăng giá vừa qua, trong bối cảnh đang là thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó, nhu cầu mua vào hầu như cũng rất ít do lo ngại về triển vọng kinh tế cũng như số liệu cho thấy lòng tin kinh doanh ở Nhật Bản đang giảm sút.
Tuy vậy, đà giảm giá vẫn được hạn chế phần nào khi thị trường nhận được hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng yen, điều có lợi cho các công ty xuất khẩu. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei giảm 6,99 điểm (0,07%) so với phiên 14/12 xuống 10.309,78 điểm.
Cùng ngày, chỉ số thị trường chứng khoán Hongkong cũng giảm 455,84 điểm (1,95%) xuống 22.975,35 điểm, do cổ phiếu của Cathay Pacific giảm tới 6,12% sau thông báo mức tăng trưởng hành khách trong tháng 11/2010 đã giảm từ 14,1% của tháng trước đó xuống 8,7%, cùng với sự suy yếu của các cổ phiếu khối năng lượng.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite giảm 15,66 điểm xuống 2.911,41 điểm, trong đó đáng chú ý là sự sụt giá cổ phiếu của các công ty bất động sản.
Mặc dù vậy, bức tranh của toàn khu vực vẫn có những điểm sáng, với thị trường chứng khoán Seoul tăng 8,43 điểm (0,42%) lên 2.017,48 điểm, đánh dấu mức đóng cửa cao nhất trong 37 tháng, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty đóng tàu và lọc dầu.
Còn tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 hầu như không có gì thay đổi khi chỉ nhích 0,9 điểm lên 4.767,8 điểm, bất chấp thông báo của các nhà quản lý cạnh tranh sẽ không cản trở kế hoạch sáp nhập trị giá 8,3 tỷ USD giữa hai sàn chứng khoán Australia và Singapore để tạo ra sàn giao dịch lớn thứ năm thế giới.
Trong khi đó, chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Bắc tăng 16,28 điểm (0,19%) lên 8.756,71 điểm./.
Bên cạnh đó, giới đầu tư vẫn tiếp tục bán chốt lời sau đợt tăng giá dài ngày trong mùa thu vừa qua, trong bối cảnh thời điểm tất niên đang đến gần.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1%, trong đó các cổ phiếu năng lượng và tài nguyên chịu sức ép giảm giá lớn, do thị trường dầu mỏ đi xuống và giới đầu tư bán ra cổ phiếu của các công ty khai mỏ lớn của Australia sau những phiên tăng giá vừa qua.
Tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2010 ngày 14/12, FED có cái nhìn khá thận trọng về triển vọng kinh tế Mỹ và đã tái khẳng định cam kết sẽ mua 600 tỷ USD trái phiếu để kích thích tăng trưởng, bất chấp lo ngại của một số chuyên gia kinh tế rằng chương trình này về lâu dài có thể sẽ gây ra cú sốc lạm phát.
Hong Soon-pyo, nhà phân tích thị trường của công ty chứng khoán Daishin Securities, nhận định thông báo của FED đã củng cố khả năng Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp nới lỏng có định lượng.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, các nhà phân tích cho biết thị trường đang phải chịu sức ép từ hoạt động bán chốt lời của giới đầu tư sau đợt tăng giá vừa qua, trong bối cảnh đang là thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó, nhu cầu mua vào hầu như cũng rất ít do lo ngại về triển vọng kinh tế cũng như số liệu cho thấy lòng tin kinh doanh ở Nhật Bản đang giảm sút.
Tuy vậy, đà giảm giá vẫn được hạn chế phần nào khi thị trường nhận được hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng yen, điều có lợi cho các công ty xuất khẩu. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei giảm 6,99 điểm (0,07%) so với phiên 14/12 xuống 10.309,78 điểm.
Cùng ngày, chỉ số thị trường chứng khoán Hongkong cũng giảm 455,84 điểm (1,95%) xuống 22.975,35 điểm, do cổ phiếu của Cathay Pacific giảm tới 6,12% sau thông báo mức tăng trưởng hành khách trong tháng 11/2010 đã giảm từ 14,1% của tháng trước đó xuống 8,7%, cùng với sự suy yếu của các cổ phiếu khối năng lượng.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite giảm 15,66 điểm xuống 2.911,41 điểm, trong đó đáng chú ý là sự sụt giá cổ phiếu của các công ty bất động sản.
Mặc dù vậy, bức tranh của toàn khu vực vẫn có những điểm sáng, với thị trường chứng khoán Seoul tăng 8,43 điểm (0,42%) lên 2.017,48 điểm, đánh dấu mức đóng cửa cao nhất trong 37 tháng, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty đóng tàu và lọc dầu.
Còn tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 hầu như không có gì thay đổi khi chỉ nhích 0,9 điểm lên 4.767,8 điểm, bất chấp thông báo của các nhà quản lý cạnh tranh sẽ không cản trở kế hoạch sáp nhập trị giá 8,3 tỷ USD giữa hai sàn chứng khoán Australia và Singapore để tạo ra sàn giao dịch lớn thứ năm thế giới.
Trong khi đó, chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Bắc tăng 16,28 điểm (0,19%) lên 8.756,71 điểm./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)