Nối gót đà giảm điểm của phiên trước, trong phiên giao dịch ngày 22/11, hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á vẫn tiếp tục chìm trong “sắc đỏ” do những lo ngại về nguy cơ Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), bị hạ bậc đánh giá tín nhiệm, trong khi Quốc hội Mỹ vừa thừa nhận thất bại trong việc đạt được thỏa thuận nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 33,53 điểm , tương đương 0,40%, xuống còn 8.314,74 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 trong phiên giao dịch trước đó. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm nhẹ 6,25 điểm (0,34%), xuống 1.826,28 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia mất 30 điểm (0,72%), đóng cửa ở mức 4.133 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, diễn biến tại hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại trái chiều. Trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm không đáng kể 2,51 điểm (0,1%), xuống còn 2.412,63 điểm, thì chỉ số Hang Sheng lại đảo chiều tăng 25,74 điểm (0,14%), lên 18.251,59 điểm.
Ngày 21/11, các nghị sỹ đứng đầu một ủy ban chuyên trách tại Quốc hội Mỹ phụ trách về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách tuyên bố ủy ban này đã không đạt được một thỏa thuận nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách vốn đang tăng nhanh.
Tuyên bố đã khiến các thị trường tài chính toàn cấu “chao đảo” và khiến lòng tin của giới đầu tư bị tổn thương đáng kể. Hòa thêm vào không khí “ảm đạm” tại Mỹ là thông tin cho hay Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo rằng mức nợ công ngày càng tăng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu kém của Pháp có thể làm khiến các nhà phân tích có những dự đoán bi quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này.
Cơ quan này còn cảnh báo thị trường trái phiếu ngày càng bất ổn ở Pháp có thể khiến mức xếp hạng tín dụng "AAA" mà chính phủ nước này đang nỗ lực duy trì, sẽ bị hạ xuống mức thấp hơn. Thông tin này càng tạo áp lực giảm điểm lên các sàn giao dịch chứng khoán và khiến tâm lý của giới đầu tư càng trở nên hoang mang hơn.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (21/11) tại Mỹ, Phố Wall tiếp tục “lún sâu”, đánh dấu phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp của thị trường này, trong bối cảnh cả Mỹ và châu Âu đều đang bế tắc trong việc tìm ra biện pháp nhằm giải quyết “núi nợ” khổng lồ, khiến lòng tin của giới đầu tư vào thị trường cổ phiếu bị sụt giảm nghiêm trọng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 248,02 điểm, tương đương 2,10%, đóng cửa ở mức 11.548,14 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 22,54 điểm (1,85%) xuống 1.193,11 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 49,25 điểm (1,91%), xuống 2.523,25 điểm.
Sau 3 tháng đàm phán, Quốc hội Mỹ đã chính thức thừa nhận thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và mở rộng các gói kích thích kinh tế của nước này vào năm 2012. Giới đầu tư lo ngại rằng động thái này có thể khiến nền kinh tế số 1 thế giới bị hạ bậc đánh giá tín nhiệm , mặc dù cho đến nay , các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha gần đây cũng tăng cao, bất chấp chiến thắng của Thủ tướng Mariano Rajoy sau cuộc bầu cử cuối tuần trước, với cam kết sẽ đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới, còn công ty Dịch vụ đầu tư Moody’s lại đang xem xét việc hạ mức đánh giá tín nhiệm của Pháp xuống mức tiêu cực trong thời gian tới.
Những thông tin đáng thất vọng trên cũng khiến các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt “đỏ sàn” trong phiên giao dịch 21/11.
Kết thúc phiên này tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 2,62%, xuống 5.222,60 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 3,41%, xuống 2.894,94 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX trượt 3,35%, xuống 5.606 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại hai thị trường Madrid và Milan, hai chỉ số là IBEX và FTSE MIB cũng lần lượt giảm sâu 3,48% và 4,74%./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 33,53 điểm , tương đương 0,40%, xuống còn 8.314,74 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 trong phiên giao dịch trước đó. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm nhẹ 6,25 điểm (0,34%), xuống 1.826,28 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia mất 30 điểm (0,72%), đóng cửa ở mức 4.133 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, diễn biến tại hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại trái chiều. Trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm không đáng kể 2,51 điểm (0,1%), xuống còn 2.412,63 điểm, thì chỉ số Hang Sheng lại đảo chiều tăng 25,74 điểm (0,14%), lên 18.251,59 điểm.
Ngày 21/11, các nghị sỹ đứng đầu một ủy ban chuyên trách tại Quốc hội Mỹ phụ trách về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách tuyên bố ủy ban này đã không đạt được một thỏa thuận nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách vốn đang tăng nhanh.
Tuyên bố đã khiến các thị trường tài chính toàn cấu “chao đảo” và khiến lòng tin của giới đầu tư bị tổn thương đáng kể. Hòa thêm vào không khí “ảm đạm” tại Mỹ là thông tin cho hay Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo rằng mức nợ công ngày càng tăng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu kém của Pháp có thể làm khiến các nhà phân tích có những dự đoán bi quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này.
Cơ quan này còn cảnh báo thị trường trái phiếu ngày càng bất ổn ở Pháp có thể khiến mức xếp hạng tín dụng "AAA" mà chính phủ nước này đang nỗ lực duy trì, sẽ bị hạ xuống mức thấp hơn. Thông tin này càng tạo áp lực giảm điểm lên các sàn giao dịch chứng khoán và khiến tâm lý của giới đầu tư càng trở nên hoang mang hơn.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (21/11) tại Mỹ, Phố Wall tiếp tục “lún sâu”, đánh dấu phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp của thị trường này, trong bối cảnh cả Mỹ và châu Âu đều đang bế tắc trong việc tìm ra biện pháp nhằm giải quyết “núi nợ” khổng lồ, khiến lòng tin của giới đầu tư vào thị trường cổ phiếu bị sụt giảm nghiêm trọng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 248,02 điểm, tương đương 2,10%, đóng cửa ở mức 11.548,14 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 22,54 điểm (1,85%) xuống 1.193,11 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 49,25 điểm (1,91%), xuống 2.523,25 điểm.
Sau 3 tháng đàm phán, Quốc hội Mỹ đã chính thức thừa nhận thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và mở rộng các gói kích thích kinh tế của nước này vào năm 2012. Giới đầu tư lo ngại rằng động thái này có thể khiến nền kinh tế số 1 thế giới bị hạ bậc đánh giá tín nhiệm , mặc dù cho đến nay , các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha gần đây cũng tăng cao, bất chấp chiến thắng của Thủ tướng Mariano Rajoy sau cuộc bầu cử cuối tuần trước, với cam kết sẽ đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới, còn công ty Dịch vụ đầu tư Moody’s lại đang xem xét việc hạ mức đánh giá tín nhiệm của Pháp xuống mức tiêu cực trong thời gian tới.
Những thông tin đáng thất vọng trên cũng khiến các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt “đỏ sàn” trong phiên giao dịch 21/11.
Kết thúc phiên này tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 2,62%, xuống 5.222,60 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 3,41%, xuống 2.894,94 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX trượt 3,35%, xuống 5.606 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại hai thị trường Madrid và Milan, hai chỉ số là IBEX và FTSE MIB cũng lần lượt giảm sâu 3,48% và 4,74%./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)