Với khoảng 40.000 chữ ký ủng hộ, chiến dịch “Sách không VAT” đang được triển khai rộng rãi tại Chile nhằm yêu cầu chính phủ hủy bỏ hoặc giảm thuế giá trị gia tăng đánh vào sách, hiện ở mức cao nhất Mỹ Latinh, một kỷ lục mà chẳng mấy ai lấy làm tự hào.
Thông qua Internet và các mạng xã hội, chiến dịch trên, với sự hưởng ứng của nghiệp đoàn những người bán sách, nhà văn và nhà báo, nhằm tạo ra sức ép buộc chính phủ của Tổng thống Sebastián Piñera có hành động nào đó để giải quyết nỗi bức xúc xã hội này, và trong trường hợp không được giải quyết trong nhiệm kỳ ông Piñera thì vấn đề này được đưa vào chương trình vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống vào năm tới.
Trước đây, sách tại Chile không bị áp thuế VAT, nhưng từ năm 1976, dưới thời nhà độc tài Augusto Pinochet, thuế lên tới 19%, được cho là cao thứ 2 thế giới, chỉ sau mức 25% tại Đan Mạch. Tại Mỹ Latinh, ngoài Chile, chỉ có vài nước đánh thuế VAT vào sản phẩm văn hóa trên.
Để có điều kiện được đọc sách trong bối cảnh giá sách đắt đỏ do thuế cao (tại Chile một cuốn sách mới được coi là rẻ nếu có giá 20 USD) năm 1996 đã xuất hiện hệ thống thư viện công cộng tại các bến tầu điện ngầm chính tại thủ đô Santiago.
Hệ thống Bibliometro này hiện có 55.000 thành viên và đặt ra mục tiêu cho mượn 500.000 cuốn sách trong năm nay. Chính Chile đã “xuất khẩu” kinh nghiệm này sang Colombia và Tây Ban Nha.
Bên cạnh đó, tại Chile đã trở nên phổ biến phương thức đổi sách đã đọc có các tiền để lấy sách “mới.”
Mặc dù thuế cao, bình quân mỗi người dân tại Chile đọc 5,4 cuốn sách/năm, cao nhất tại Mỹ Latinh. Tuy nhiên, cũng chính vì tình trạng đắt đỏ mà hiện tượng photocopy sách trở nên tràn lan.
Theo thống kê của Trung tâm khuyến khích đọc sách tại Mỹ Latinh và Caribe (Cerlalc), chỉ có 35% cuốn sách được đọc tại Chile là sách mua, trong khi tỷ lệ này ở Brazil là 48%, ở Argentina là 56% và ở Mexico là 59%.
Theo khảo sát, 80% người dân Chile cho rằng giá sách tại nước này là đắt đỏ và vì giá cao mà họ gặp khó khăn trong tiếp cận sách. 54% số người được hỏi cho biết sẽ mua nhiều sách hơn nếu giá “mềm” hơn./.
Thông qua Internet và các mạng xã hội, chiến dịch trên, với sự hưởng ứng của nghiệp đoàn những người bán sách, nhà văn và nhà báo, nhằm tạo ra sức ép buộc chính phủ của Tổng thống Sebastián Piñera có hành động nào đó để giải quyết nỗi bức xúc xã hội này, và trong trường hợp không được giải quyết trong nhiệm kỳ ông Piñera thì vấn đề này được đưa vào chương trình vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống vào năm tới.
Trước đây, sách tại Chile không bị áp thuế VAT, nhưng từ năm 1976, dưới thời nhà độc tài Augusto Pinochet, thuế lên tới 19%, được cho là cao thứ 2 thế giới, chỉ sau mức 25% tại Đan Mạch. Tại Mỹ Latinh, ngoài Chile, chỉ có vài nước đánh thuế VAT vào sản phẩm văn hóa trên.
Để có điều kiện được đọc sách trong bối cảnh giá sách đắt đỏ do thuế cao (tại Chile một cuốn sách mới được coi là rẻ nếu có giá 20 USD) năm 1996 đã xuất hiện hệ thống thư viện công cộng tại các bến tầu điện ngầm chính tại thủ đô Santiago.
Hệ thống Bibliometro này hiện có 55.000 thành viên và đặt ra mục tiêu cho mượn 500.000 cuốn sách trong năm nay. Chính Chile đã “xuất khẩu” kinh nghiệm này sang Colombia và Tây Ban Nha.
Bên cạnh đó, tại Chile đã trở nên phổ biến phương thức đổi sách đã đọc có các tiền để lấy sách “mới.”
Mặc dù thuế cao, bình quân mỗi người dân tại Chile đọc 5,4 cuốn sách/năm, cao nhất tại Mỹ Latinh. Tuy nhiên, cũng chính vì tình trạng đắt đỏ mà hiện tượng photocopy sách trở nên tràn lan.
Theo thống kê của Trung tâm khuyến khích đọc sách tại Mỹ Latinh và Caribe (Cerlalc), chỉ có 35% cuốn sách được đọc tại Chile là sách mua, trong khi tỷ lệ này ở Brazil là 48%, ở Argentina là 56% và ở Mexico là 59%.
Theo khảo sát, 80% người dân Chile cho rằng giá sách tại nước này là đắt đỏ và vì giá cao mà họ gặp khó khăn trong tiếp cận sách. 54% số người được hỏi cho biết sẽ mua nhiều sách hơn nếu giá “mềm” hơn./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)