Mới đây, hãng điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics đã thông báo rằng, họ sẽ làm khâu hoàn thiện bộ nhớ cho một số dòng chip của tập đoàn Nhật Bản Toshiba.
Như vậy, với thỏa thuận mới này, Toshiba sẽ "rảnh tay" hơn trong quy trình chế tạo chip của mình, khi chỉ phải tập trung vào sản xuất các chip không bộ nhớ, còn lại Samsung Electronics sẽ thực hiện nốt các công đoạn còn lại.
Động thái trên xảy ra tiếp sau thông báo bán dây chuyền sản xuất chip hệ thống Nagasaki của Toshiba cho tập đoàn Sony, với giá 50 tỷ yen (khoảng hơn 600 triệu USD).
Theo thông tin từ Thông tấn xã Jiji vào hôm thứ Sáu (24/12), Toshiba cũng đang lên kế hoạch đầu tư 100 tỷ yen (1,2 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy chế tạo bảng LCD.
Thỏa thuận liên kết giữa Toshiba và Samsung là dịp "bắt tay nhau" hiếm hoi của hai đối thủ này, song các chuyên gia nhận định đây là một thỏa thuận rất khôn ngoan, có lợi cho cả đôi bên.
Toshiba sẽ tổ chức lại được quy trình sản xuất chip của mình để đỡ lãng phí hơn, trong khi đó Samsung có điều kiện thuận lợi để tiếp cận mảng vi xử lý.
Hiện nay các dòng chip dùng trong thiết bị kỹ thuật số đang có nhu cầu rất lớn, bởi sức tiêu thụ mạnh mẽ của các dòng smartphone, máy tính bảng và thiết bị Web-to-TV.
Do vậy, Toshiba muốn tìm ra hướng đi hợp lý nhất để khai thác hiệu quả thị trường chip đang "nóng," tránh sự dàn trải sản xuất đã khiến cho tập đoàn này bị thua lỗ không nhỏ trong những năm trước đây./.
Như vậy, với thỏa thuận mới này, Toshiba sẽ "rảnh tay" hơn trong quy trình chế tạo chip của mình, khi chỉ phải tập trung vào sản xuất các chip không bộ nhớ, còn lại Samsung Electronics sẽ thực hiện nốt các công đoạn còn lại.
Động thái trên xảy ra tiếp sau thông báo bán dây chuyền sản xuất chip hệ thống Nagasaki của Toshiba cho tập đoàn Sony, với giá 50 tỷ yen (khoảng hơn 600 triệu USD).
Theo thông tin từ Thông tấn xã Jiji vào hôm thứ Sáu (24/12), Toshiba cũng đang lên kế hoạch đầu tư 100 tỷ yen (1,2 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy chế tạo bảng LCD.
Thỏa thuận liên kết giữa Toshiba và Samsung là dịp "bắt tay nhau" hiếm hoi của hai đối thủ này, song các chuyên gia nhận định đây là một thỏa thuận rất khôn ngoan, có lợi cho cả đôi bên.
Toshiba sẽ tổ chức lại được quy trình sản xuất chip của mình để đỡ lãng phí hơn, trong khi đó Samsung có điều kiện thuận lợi để tiếp cận mảng vi xử lý.
Hiện nay các dòng chip dùng trong thiết bị kỹ thuật số đang có nhu cầu rất lớn, bởi sức tiêu thụ mạnh mẽ của các dòng smartphone, máy tính bảng và thiết bị Web-to-TV.
Do vậy, Toshiba muốn tìm ra hướng đi hợp lý nhất để khai thác hiệu quả thị trường chip đang "nóng," tránh sự dàn trải sản xuất đã khiến cho tập đoàn này bị thua lỗ không nhỏ trong những năm trước đây./.
Văn Hưng (Vietnam+)