Tập đoàn Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Công ty Giao dịch chứng khoán Osaka (OSE) đã sáp nhập các hoạt động kinh doanh dưới dạng một công ty cổ phần mới được thành lập ngày 1/1 nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trước các sàn chứng khoán hàng đầu khác ở nước ngoài trong việc thu hút thêm các công ty tham gia niêm yết, giao dịch và nhà đầu tư mới.
Các hoạt động kinh doanh của hai sàn chứng khoán này đã được sáp nhập thành Tập đoàn Giao dịch chứng khoán Nhật Bản (Japan Exchange Group Inc.) (JEG) thông qua hoạt động giao dịch chứng khoán bằng tiền mặt sẽ được sáp nhập vào tháng 7/2013.
Việc mở rộng giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được hợp nhất tại sàn OSE từ nay đến tháng 3/2014 sẽ là một thách thức lớn cho công ty mới trước các vụ sáp nhập của các sàn chứng khoán ở nước ngoài và sự tăng trưởng của các sàn chứng khoán châu Á.
Chủ tịch OSE Michio Yoneda, Giám đốc Điều hành (CEO) JEG, cho biết ông sẽ tìm cách sáp nhập chức năng giao dịch hàng hóa, ngay cả khi Công ty giao dịch hàng hóa Tokyo (Tokyo Commodity Exchange Inc. - TCE) vẫn tỏ ra thận trọng về việc sáp nhập với JEG.
Các sàn giao dịch phái sinh ở Mỹ tỏ ra khá hăng hái với các vụ sáp nhập và mua lại với diễn biến gần đây nhất trong nỗ lực mua lại NYSE Euronext của Intercontinental Exchange Inc., một chủ sở hữu của Sàn chứng khoán New York (NYSE), để đương đầu với đối thủ CME Group.
OSE, sàn giao dịch hàng đầu của chứng khoán phái sinh ở Nhật Bản, đang gia tăng các dòng sản phẩm của mình. Vào tháng 5/2012, OSE đã niêm yết các hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán dành cho Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang quan tâm đến chứng khoán nước ngoài.
Tuy nhiên thị phần toàn cầu của OSE trên thị trường giao dịch phái sinh chỉ chiếm 0,8% trong năm 2011, đứng thứ 16 và vẫn còn bị bỏ khá xa so với thị phần 16,1% của Sàn Giao dịch Hàn Quốc (Korea Exchange).
Dự kiến cổ phiếu của JEG sẽ được niêm yết trên TSE vào ngày 4/1 tới sau khi thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết dương lịch./.
Các hoạt động kinh doanh của hai sàn chứng khoán này đã được sáp nhập thành Tập đoàn Giao dịch chứng khoán Nhật Bản (Japan Exchange Group Inc.) (JEG) thông qua hoạt động giao dịch chứng khoán bằng tiền mặt sẽ được sáp nhập vào tháng 7/2013.
Việc mở rộng giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được hợp nhất tại sàn OSE từ nay đến tháng 3/2014 sẽ là một thách thức lớn cho công ty mới trước các vụ sáp nhập của các sàn chứng khoán ở nước ngoài và sự tăng trưởng của các sàn chứng khoán châu Á.
Chủ tịch OSE Michio Yoneda, Giám đốc Điều hành (CEO) JEG, cho biết ông sẽ tìm cách sáp nhập chức năng giao dịch hàng hóa, ngay cả khi Công ty giao dịch hàng hóa Tokyo (Tokyo Commodity Exchange Inc. - TCE) vẫn tỏ ra thận trọng về việc sáp nhập với JEG.
Các sàn giao dịch phái sinh ở Mỹ tỏ ra khá hăng hái với các vụ sáp nhập và mua lại với diễn biến gần đây nhất trong nỗ lực mua lại NYSE Euronext của Intercontinental Exchange Inc., một chủ sở hữu của Sàn chứng khoán New York (NYSE), để đương đầu với đối thủ CME Group.
OSE, sàn giao dịch hàng đầu của chứng khoán phái sinh ở Nhật Bản, đang gia tăng các dòng sản phẩm của mình. Vào tháng 5/2012, OSE đã niêm yết các hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán dành cho Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang quan tâm đến chứng khoán nước ngoài.
Tuy nhiên thị phần toàn cầu của OSE trên thị trường giao dịch phái sinh chỉ chiếm 0,8% trong năm 2011, đứng thứ 16 và vẫn còn bị bỏ khá xa so với thị phần 16,1% của Sàn Giao dịch Hàn Quốc (Korea Exchange).
Dự kiến cổ phiếu của JEG sẽ được niêm yết trên TSE vào ngày 4/1 tới sau khi thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết dương lịch./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)