Anh Hoàng Văn Tám, ở xóm Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình đã được trao giải nhất toàn quốc với sản phẩm máy hút bã thải, nạo vét bể Biogas trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, cải tiến công nghệ khí sinh học cho chạy máy phát điện.
Cuộc thi do Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam tổ chức.
Để biến khí gas thành điện, anh đầu tư mua máy phát điện hoán cải công suất 2,5KW, tạo nguồn điện lớn hơn, sử dụng trong mở rộng sản xuất. Sau khi đầu tư máy phát điện sử dụng khí sinh học Biogas, mỗi tháng, gia đình anh tiết kiệm được từ 200 đến 300.000 đồng chi trả tiền điện.
Trung bình mỗi công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình cho chạy máy phát điện có dung tích khoảng 15m3, đầu tư khoảng từ 8-9 triệu đồng. Với quy mô này, một gia đình nông dân có thể sử dụng khí gas thoải mái cho đun nấu và thắp sáng, thậm chí còn có thể sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn hơn như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nóng lạnh…
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) cho biết hiện xã Hợp Thịnh có hơn 200 công trình hầm Biogas, trong đó đã có nhiều hộ chuyển đổi sử dụng khí ga sinh học vào mục đích sản xuất điện năng.
Qua kết quả sử dụng hầm Biogas cho thấy với những gia đình chăn nuôi nhiều, nguồn nguyên liệu dồi dào, công trình Biogas giải quyết tốt vấn đề xử lý chất thải của động vật, khí Biogas cung cấp nguồn nguyên liệu khí đốt, thỏa mãn nhu cầu đun nấu và thắp sáng, nâng cao hiệu quả kinh tế và điều kiện sống cho người dân.
Lượng chất thải của động vật nuôi đã qua phân hủy ở hầm Biogas đem sử dụng bón cho các loại cây trồng rất tốt, ít bị các mầm bệnh sống ở phân gây hại cho cây trồng.
Nếu mọi nhà chăn nuôi đều áp dụng mô hình này, sẽ giải quyết được bài toán hạn chế ô nhiễm môi trường sống xung quanh, giảm bớt các bệnh tật cho công đồng và góp phần giữ cho môi trường sống xanh-sạch-đẹp./.
Cuộc thi do Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam tổ chức.
Để biến khí gas thành điện, anh đầu tư mua máy phát điện hoán cải công suất 2,5KW, tạo nguồn điện lớn hơn, sử dụng trong mở rộng sản xuất. Sau khi đầu tư máy phát điện sử dụng khí sinh học Biogas, mỗi tháng, gia đình anh tiết kiệm được từ 200 đến 300.000 đồng chi trả tiền điện.
Trung bình mỗi công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình cho chạy máy phát điện có dung tích khoảng 15m3, đầu tư khoảng từ 8-9 triệu đồng. Với quy mô này, một gia đình nông dân có thể sử dụng khí gas thoải mái cho đun nấu và thắp sáng, thậm chí còn có thể sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn hơn như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nóng lạnh…
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) cho biết hiện xã Hợp Thịnh có hơn 200 công trình hầm Biogas, trong đó đã có nhiều hộ chuyển đổi sử dụng khí ga sinh học vào mục đích sản xuất điện năng.
Qua kết quả sử dụng hầm Biogas cho thấy với những gia đình chăn nuôi nhiều, nguồn nguyên liệu dồi dào, công trình Biogas giải quyết tốt vấn đề xử lý chất thải của động vật, khí Biogas cung cấp nguồn nguyên liệu khí đốt, thỏa mãn nhu cầu đun nấu và thắp sáng, nâng cao hiệu quả kinh tế và điều kiện sống cho người dân.
Lượng chất thải của động vật nuôi đã qua phân hủy ở hầm Biogas đem sử dụng bón cho các loại cây trồng rất tốt, ít bị các mầm bệnh sống ở phân gây hại cho cây trồng.
Nếu mọi nhà chăn nuôi đều áp dụng mô hình này, sẽ giải quyết được bài toán hạn chế ô nhiễm môi trường sống xung quanh, giảm bớt các bệnh tật cho công đồng và góp phần giữ cho môi trường sống xanh-sạch-đẹp./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN/Vietnam+)