Lễ hội bài chòi khai mạc vào 9 giờ ngày 5 Tết (tức là ngày 27/1) tại Hà Nội với nhiều hoạt động phong phú, trong đó nhạc võ Tây Sơn hùng tráng sẽ là tiết mục khai hội.
Chương trình do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức nhân kỷ niệm 223 năm Quang Trung đại phá quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long (1789-2012).
Lễ hội bài chòi đầu tiên trên đất Thủ đô sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng, tức là từ 27-29/1 tại sân nhà hát Kim Mã, Hà Nội.
Sáng 19/1, giới thiệu về lễ hội, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, ông Hoàng Chương cho biết đây là lần đầu tiên có Lễ hội bài chòi, một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dải đất miền Trung diễn ra trên đất kinh kỳ Thăng Long-Hà Nội.
Điều đặc biệt hơn nữa là Lễ hội được tổ chức trên chính mảnh đất là nơi yên nghỉ của hàng triệu nghĩa quân Tây Sơn đã hy sinh vì nước, vì dân, nay là một phần của rạp Kim Mã. Bên chùa Kim Sơn đã có nhà bia tưởng nhớ công đức nghĩa quân Tây Sơn.
Tham gia Lễ hội bài chòi lần đầu tiên trên đất Thăng Long có sự tham dự của 14-15 nghệ nhân bài chòi không chuyên, được lựa chọn từ lực lượng hát bài chòi đông đảo ở Bình Định.
Lực lượng tham gia Lễ hội lần này chủ yếu là các nghệ nhân tuổi đời còn rất trẻ, hát rất ngọt và nhuần nhuyễn bên cạnh các nghệ nhân cao tuổi có khả năng sáng tác, ứng khẩu tại chỗ rất nhanh nhạy.
Điều này cho thấy bài chòi vẫn đang phát triển mạnh, được giới trẻ đón nhận, cũng có nghĩa là một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc được giữ gìn, phát huy.
Ông Hoàng Chương cũng cho biết năm 2010, Viện Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đầu tư cho Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch dự án văn hóa phi vật thể "Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định." Dự án phục dựng này đã được các nghệ nhân thực hiện thành công và tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân ở một số nơi.
Tiếp đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định cho các cán bộ chuyên môn, nghệ nhân nhằm giúp họ nắm giữ thông thạo các trình thức của loại hình diễn xướng này từ phần khai trường, khai hội, chạy hiệu, trúng thưởng, phát thưởng, kết thúc một hội chơi bài chòi.
Hiện Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đang tiến hành dự án phục hồi bài chòi ở miền Bắc...
Bài chòi phát triển khắp vùng đất Nam Trung Bộ, thậm chí lan tỏa tới vùng Bình Trị Thiên nhưng phát triển mạnh nhất ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Hiện nay chỉ có tỉnh Bình Định phục hồi được đầy đủ các công đoạn của Lễ hội bài chòi cổ với đầy đủ các công đoạn.
Bài chòi vẫn đang phát triển mạnh nhưng cũng có những biểu hiện cách tân, cải tiến, xa rời truyền thống như bị dân ca hóa, cải lương hóa hoặc kịch nói hóa nên việc bảo tồn bộ môn nghệ thuật độc đáo này là vô cùng cấp thiết.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bình Định đang triển khai xây dựng hồ sơ, đề xuất UNESCO công nhận bài chòi là di sản văn hóa của nhân loại./.
Chương trình do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức nhân kỷ niệm 223 năm Quang Trung đại phá quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long (1789-2012).
Lễ hội bài chòi đầu tiên trên đất Thủ đô sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng, tức là từ 27-29/1 tại sân nhà hát Kim Mã, Hà Nội.
Sáng 19/1, giới thiệu về lễ hội, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, ông Hoàng Chương cho biết đây là lần đầu tiên có Lễ hội bài chòi, một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dải đất miền Trung diễn ra trên đất kinh kỳ Thăng Long-Hà Nội.
Điều đặc biệt hơn nữa là Lễ hội được tổ chức trên chính mảnh đất là nơi yên nghỉ của hàng triệu nghĩa quân Tây Sơn đã hy sinh vì nước, vì dân, nay là một phần của rạp Kim Mã. Bên chùa Kim Sơn đã có nhà bia tưởng nhớ công đức nghĩa quân Tây Sơn.
Tham gia Lễ hội bài chòi lần đầu tiên trên đất Thăng Long có sự tham dự của 14-15 nghệ nhân bài chòi không chuyên, được lựa chọn từ lực lượng hát bài chòi đông đảo ở Bình Định.
Lực lượng tham gia Lễ hội lần này chủ yếu là các nghệ nhân tuổi đời còn rất trẻ, hát rất ngọt và nhuần nhuyễn bên cạnh các nghệ nhân cao tuổi có khả năng sáng tác, ứng khẩu tại chỗ rất nhanh nhạy.
Điều này cho thấy bài chòi vẫn đang phát triển mạnh, được giới trẻ đón nhận, cũng có nghĩa là một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc được giữ gìn, phát huy.
Ông Hoàng Chương cũng cho biết năm 2010, Viện Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đầu tư cho Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch dự án văn hóa phi vật thể "Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định." Dự án phục dựng này đã được các nghệ nhân thực hiện thành công và tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân ở một số nơi.
Tiếp đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định cho các cán bộ chuyên môn, nghệ nhân nhằm giúp họ nắm giữ thông thạo các trình thức của loại hình diễn xướng này từ phần khai trường, khai hội, chạy hiệu, trúng thưởng, phát thưởng, kết thúc một hội chơi bài chòi.
Hiện Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đang tiến hành dự án phục hồi bài chòi ở miền Bắc...
Bài chòi phát triển khắp vùng đất Nam Trung Bộ, thậm chí lan tỏa tới vùng Bình Trị Thiên nhưng phát triển mạnh nhất ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Hiện nay chỉ có tỉnh Bình Định phục hồi được đầy đủ các công đoạn của Lễ hội bài chòi cổ với đầy đủ các công đoạn.
Bài chòi vẫn đang phát triển mạnh nhưng cũng có những biểu hiện cách tân, cải tiến, xa rời truyền thống như bị dân ca hóa, cải lương hóa hoặc kịch nói hóa nên việc bảo tồn bộ môn nghệ thuật độc đáo này là vô cùng cấp thiết.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bình Định đang triển khai xây dựng hồ sơ, đề xuất UNESCO công nhận bài chòi là di sản văn hóa của nhân loại./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)