Tại thị trường Tokyo phiên 26/7, đà đi lên của đồng euro trong phiên trước đã nhanh chóng xẹp xuống, trong bối cảnh nhà đầu tư có ý thận trọng trước những biện pháp của châu Âu nhằm đối phó với "bão" nợ và xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Chiều 26/7, đồng tiền chung châu Âu được mua với giá 1,2139 USD/euro và 94,93 yen/euro, so với mức 1,2153 USD/euro và 95,04 yen/euro ở thời điểm cuối phiên 25/7 tại New York.
Trong khi đó, tỷ giá USD/yen đứng ở mức 78,17 yen/USD, so với 78,1 yen/USD ở New York phiên trước.
Đồng euro phiên 25/7 đã nhận được hậu thuẫn lớn khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Áo, đồng thời cũng là thành viên hội đồng lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Ewald Nowotny, tuyên bố quỹ cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) có thể được cấp phép hoạt động ngân hàng.
Điều này sẽ cho phép Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) được đổi trái phiếu lấy tiền mặt của ECB, tức có thể tăng quy mô vốn mà không cần các chính phủ phải đóng góp thêm.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, chuyên gia giao dịch Stuart Ive thuộc HiFX nhận định, thị trường trái phiếu đã sôi động hẳn lên với thông tin này. Tuy nhiên, đồng euro phiên 26/7 đã để mất đà đi lên do thiếu thông tin chi tiết hơn về kế hoạch trên.
National Australia Bank cho biết, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi trước đó nói rằng việc cấp phép ngân hàng cho ESM là vi phạm hiệp ước của EU.
Cũng trong phiên 26/7 tại Tokyo, đồng USD xuống giá so với nhiều đồng tiền của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có SGD (Singapore), rupee (Ấn Độ), rupiah (Indonesia), TWD (Đài Loan), won (Hàn Quốc), peso (Philippines) và baht (Thái Lan)./.
Chiều 26/7, đồng tiền chung châu Âu được mua với giá 1,2139 USD/euro và 94,93 yen/euro, so với mức 1,2153 USD/euro và 95,04 yen/euro ở thời điểm cuối phiên 25/7 tại New York.
Trong khi đó, tỷ giá USD/yen đứng ở mức 78,17 yen/USD, so với 78,1 yen/USD ở New York phiên trước.
Đồng euro phiên 25/7 đã nhận được hậu thuẫn lớn khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Áo, đồng thời cũng là thành viên hội đồng lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Ewald Nowotny, tuyên bố quỹ cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) có thể được cấp phép hoạt động ngân hàng.
Điều này sẽ cho phép Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) được đổi trái phiếu lấy tiền mặt của ECB, tức có thể tăng quy mô vốn mà không cần các chính phủ phải đóng góp thêm.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, chuyên gia giao dịch Stuart Ive thuộc HiFX nhận định, thị trường trái phiếu đã sôi động hẳn lên với thông tin này. Tuy nhiên, đồng euro phiên 26/7 đã để mất đà đi lên do thiếu thông tin chi tiết hơn về kế hoạch trên.
National Australia Bank cho biết, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi trước đó nói rằng việc cấp phép ngân hàng cho ESM là vi phạm hiệp ước của EU.
Cũng trong phiên 26/7 tại Tokyo, đồng USD xuống giá so với nhiều đồng tiền của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có SGD (Singapore), rupee (Ấn Độ), rupiah (Indonesia), TWD (Đài Loan), won (Hàn Quốc), peso (Philippines) và baht (Thái Lan)./.
Hương Giang (TTXVN)