Sáu quốc gia Trung và Đông Âu yêu cầu EU tài trợ mua ngũ cốc Ukraine

Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Samuel Vlvan cho biết nhóm sáu quốc gia này cũng yêu cầu EU áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với việc nhập khẩu nông sản của Ukraine vào thị trường EU.
Sáu quốc gia Trung và Đông Âu yêu cầu EU tài trợ mua ngũ cốc Ukraine ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 14/4, sáu quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực Trung và Đông Âu, bao gồm Cộng hòa Czech, Slovakia, Ba Lan, Hungary, Romania và Bulgaria đã nhất trí yêu cầu EU tạo ra một công cụ nhằm hỗ trợ mua ngũ cốc giá rẻ của Ukraine.

Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Samuel Vlvan cho biết nhóm sáu quốc gia này cũng yêu cầu EU áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với việc nhập khẩu nông sản của Ukraine vào thị trường EU.

Theo Bộ trưởng Vlcan, cả sáu quốc gia đều ủng hộ sáng kiến tạo ra một công cụ chung của EU, trên cơ sở đó lúa mì của Ukraine có thể được Chính phủ Ukraine thu mua trực tiếp từ các nguồn do Ủy ban châu Âu (EC) cung cấp cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), qua đó sẽ giúp lúa mì Ukraine đến được với các thị trường ngoài EU.

Ngoài ra, cả sáu quốc gia trong khu vực cũng nhất trí đề xuất áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với nông sản từ Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh EU cần phải nhanh chóng hành động vì trong vài tháng nữa vụ thu hoạch ngũ cốc sẽ bắt đầu ở EU và do tình trạng dư thừa hiện nay trên thị trường, các quốc gia EU sẽ không đủ khả năng lưu trữ lúa mì sắp thu hoạch.

[Slovakia đình chỉ chế biến ngũ cốc Ukraine do dư lượng thuốc trừ sâu]

Ông Vlcan cho rằng việc vận chuyển lúa mì Ukraine vào EU được bắt đầu từ năm 2022, tuy nhiên bất chấp kế hoạch ban đầu, một phần đáng kể số hàng đó đã không đến được với các thị trường bên ngoài EU mà vẫn nằm trong các kho ngoại quan trên lãnh thổ EU.

Việc ngũ cốc giá rẻ của Ukraine tràn ngập thị trường đã khiến nông dân các nước nói trên bất bình do không thể bán được sản phẩm làm ra, dẫn đến việc nông dân đồng loạt chặn vận chuyển ngũ cốc Ukraine vào EU.

Lúa mì giá rẻ của Ukraine hiện đã tiếp cận thị trường các quốc gia Trung Âu sau khi Kiev bắt đầu sử dụng các tuyến đường thay thế để xuất khẩu ngũ cốc do các cảng tại Biển Đen bị phong tỏa. Ukraine hiện chính là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.