Ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc vốn lao đao vài năm gần đây bởi những vụ bê bối đã chịu thêm một cú sốc nữa trước thông tin trên.
Cuối tuần qua, thông tin từ một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, 1/10 số dầu ăn được sử dụng tại quốc gia này là dầu tái chế độc hại, có chứa chất gây ung thư.
Vấn đề nghiêm trọng buộc Cục Quản lý thuốc và thực phẩm quốc gia Trung Quốc (SFDA) ngày 19/3 phải ban hành thông báo khẩn, gửi tới các nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc cảnh báo về việc sử dụng “dầu bẩn,” dầu tái chế khi chế biến đồ ăn.
Thế nhưng, vấn đề đang bị lật ngược lại. Một số nhà hàng, khách sạn lớn bị nghi ngờ chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc tái chế “dầu bẩn.”
Một nhà sản xuất nhiên liệu dầu sinh học ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc tuyên bố rằng các nhà hàng, khách sạn nổi danh đang là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho những kẻ tái chế dầu ăn mà khả năng chuyên môn của các nhà tái chế này bị đặt câu hỏi lớn.
Zeng Wei, giám đốc điều hành của công ty nhiên liệu dầu sinh học trên, cho biết những nhà tái chế trả cho các nhà hàng, khách sạn khoảng 50.000 Nhân dân tệ (tương đương 7.324 USD) mỗi năm để mua lại lượng dầu mỡ đã qua sử dụng trong bếp cũng như thức ăn thừa.
Theo Zeng, những nhà tái chế dầu thường thuê các lao động ngoại tỉnh hàng ngày đến lấy dầu mỡ đã qua sử dụng cũng như thức ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn có hợp đồng với mình.
Một phần được dùng làm thức ăn cho lợn, cũng là một việc bị nghiêm cấm. Phần còn lại được dùng để tái chế thành “dầu bẩn,” bán lại cho các nhà hàng khác hoặc các chợ thực phẩm.
Hầu hết các xưởng tái chế “dầu bẩn” này nằm ở những trang trại nuôi lợn tại ngoại ô xa của các thành phố lớn, được trang bị sơ sài với các lò đốt và thùng đựng.
Nếu xử lý thức ăn thừa và dầu mỡ đã qua sử dụng qua các hệ thống chuẩn thì các nhà hàng hay khách sạn phải chi phí khoảng 1.000 Nhân dân tệ/tấn. Chính vì thế, bán chúng đi giúp họ thu lợi không nhỏ.
Ngoài ra, mỗi tấn dầu đã qua sử dụng có thể tái chế thành 0,8 tấn “dầu dùng được” với tổng chi phí chỉ 300 Nhân dân tệ.
“Dầu bẩn” được bán với giá khoảng 3.000 Nhân dân tệ/tấn, bằng phân nửa giá dầu bình thường./.
Cuối tuần qua, thông tin từ một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, 1/10 số dầu ăn được sử dụng tại quốc gia này là dầu tái chế độc hại, có chứa chất gây ung thư.
Vấn đề nghiêm trọng buộc Cục Quản lý thuốc và thực phẩm quốc gia Trung Quốc (SFDA) ngày 19/3 phải ban hành thông báo khẩn, gửi tới các nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc cảnh báo về việc sử dụng “dầu bẩn,” dầu tái chế khi chế biến đồ ăn.
Thế nhưng, vấn đề đang bị lật ngược lại. Một số nhà hàng, khách sạn lớn bị nghi ngờ chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc tái chế “dầu bẩn.”
Một nhà sản xuất nhiên liệu dầu sinh học ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc tuyên bố rằng các nhà hàng, khách sạn nổi danh đang là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho những kẻ tái chế dầu ăn mà khả năng chuyên môn của các nhà tái chế này bị đặt câu hỏi lớn.
Zeng Wei, giám đốc điều hành của công ty nhiên liệu dầu sinh học trên, cho biết những nhà tái chế trả cho các nhà hàng, khách sạn khoảng 50.000 Nhân dân tệ (tương đương 7.324 USD) mỗi năm để mua lại lượng dầu mỡ đã qua sử dụng trong bếp cũng như thức ăn thừa.
Theo Zeng, những nhà tái chế dầu thường thuê các lao động ngoại tỉnh hàng ngày đến lấy dầu mỡ đã qua sử dụng cũng như thức ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn có hợp đồng với mình.
Một phần được dùng làm thức ăn cho lợn, cũng là một việc bị nghiêm cấm. Phần còn lại được dùng để tái chế thành “dầu bẩn,” bán lại cho các nhà hàng khác hoặc các chợ thực phẩm.
Hầu hết các xưởng tái chế “dầu bẩn” này nằm ở những trang trại nuôi lợn tại ngoại ô xa của các thành phố lớn, được trang bị sơ sài với các lò đốt và thùng đựng.
Nếu xử lý thức ăn thừa và dầu mỡ đã qua sử dụng qua các hệ thống chuẩn thì các nhà hàng hay khách sạn phải chi phí khoảng 1.000 Nhân dân tệ/tấn. Chính vì thế, bán chúng đi giúp họ thu lợi không nhỏ.
Ngoài ra, mỗi tấn dầu đã qua sử dụng có thể tái chế thành 0,8 tấn “dầu dùng được” với tổng chi phí chỉ 300 Nhân dân tệ.
“Dầu bẩn” được bán với giá khoảng 3.000 Nhân dân tệ/tấn, bằng phân nửa giá dầu bình thường./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)