Hôm nay, ngày 19/8, cả Việt Nam đang hồi hộp chờ giây phút công bố chủ nhân giải Fields, một giải thưởng quốc tế về toán và được ví như giải “Nobel toán học” mà giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên sáng giá.
Theo các giáo sư toán học đầu ngành trong nước, nếu giáo sư Châu được trao giải thì việc này sẽ tạo đà cho sự phát triển của nền toán học Việt Nam và quan trọng nhất là tiếp lửa chinh phục đỉnh cao khoa học quốc tế cho giới trẻ.
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi rất tự hào
Tôi không được tiếp xúc nhiều với Ngô Bảo Châu nhưng về mặt khoa học, có thể khẳng định anh là người xuất chúng. Các công trình khoa học của anh được các cơ quan khoa học quốc tế rất có uy tín đánh giá cao.
Là người Việt Nam và là một người hoạt động trong lĩnh vực toán học, tôi thấy rất tự hào, nhất là khi Ngô Bảo Châu đã lớn lên từ nôi toán học Việt Nam và sau nhiều năm ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Nếu Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields sẽ có tác động rất lớn tới nền toán học nước nhà mà điều đầu tiên phải kể đến là trong mắt bạn bè quốc tế, vị trí nền toán học Việt Nam sẽ nâng lên một tầm cao mới.
Và quan trọng hơn là chính người Việt Nam, xã hội Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ tự hào, tự tin hơn vào sự phát triển của toán học nước nhà, nhất là trong điều kiện xã hội đang dường như bi quan về nền giáo dục Việt Nam. Điều này còn lớn hơn cả bản thân giải thưởng Fields.
Đúng là giai đoạn làm việc ở nước ngoài của Châu có vai trò quyết định nhưng nếu không có giai đoạn ươm mầm ở Việt Nam thì cũng không có Ngô Bảo Châu ngày nay.
Điều này cũng cho ta bài học về sự kết hợp đào tạo trong nước và quốc tế. Trong khi điều kiện trong nước còn nhiều hạn chế thì việc kết hợp đào tạo quốc tế, giúp cho các nhà khoa học có điều kiện hoạt động trong môi trường khoa học tiên tiến rất có ý nghĩa để đào tạo tài năng.
Giáo sư Hà Huy Khoái: Đây là mốc quan trọng cho toán học
Vì giải Nobel không dành cho toán nên giải Fields được coi là giải Nobel của toán học. Giải Fields còn khó ở chỗ tổ chức bốn năm một lần và chỉ dành cho các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc nhưng dưới 40 tuổi, mỗi lần trao không quá bốn người.
Trên thế giới, số nước có cá nhân được nhận giải thưởng này không nhiều, ngay cả nước có nền toán học lâu đời như Đức cũng mới có một người được nhận, Ấn Độ chưa có đại diện nào. Trong lịch sử 70 năm của giải thưởng này (1936-2006), có 48 người được nhận giải, trong đó chỉ có bốn người đến từ châu Á, gồm 3 người Nhật Bản và một người Mỹ gốc Trung Quốc.
Tôi rất tin tưởng giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ giành giải Fields năm nay và đây là một niềm vinh dự lớn lao không chỉ cho giáo sư Châu, cho gia đình anh mà cho cả Việt Nam.
Và sự kiện Ngô Bảo Châu có thể coi là một “cú hích,” một may mắn lớn cho ngành toán trong nước. Trong khoa học, vai trò cá nhân rất quan trọng. Tôi cho rằng Ngô Bảo Châu có vai trò này trong việc thay đổi “vận mệnh” ngành toán nước nhà. Giới trẻ Việt Nam sẽ tự tin hơn để tiếp tục nghiên cứu toán học.
Hơn nữa, tôi hy vọng sau sự kiện này, các cấp lãnh đạo sẽ tin tưởng hơn và có các chính sách phù hợp hơn về đào tạo và đãi ngộ nhân tài. Sự kiện Ngô Bảo Châu cho thấy, nếu chúng ta có chính sách tốt, có đào tạo nền tảng tốt và gửi đi học đúng chỗ thì có thể phát triển cao trên trường quốc tế.
Giáo sư Nguyễn Văn Mậu: Ngô Bảo Châu đã tiếp lửa cho thế hệ trẻ
Tôi là người phụ trách đội tuyển Olympic Toán Việt Nam thời điểm Châu đi thi. Đây là cậu học trò xuất sắc. Hai kỳ thi Olympic Toán quốc tế liên tiếp (năm 1988 và 1989) đều giành huy chương vàng đã khẳng định sự ổn định và ổn định ở đỉnh cao ở Châu. Việc Châu kiên trì nghiên cứu Bổ đề cơ bản dù đây là một đề tài khó và khả năng thành công thấp cũng cho thấy sự kiên trì và tự tin của anh.
Châu nhận giải Fields sẽ khẳng đỉnh rằng đất nước mình đã có nhân tố đạt trình độ đỉnh cao, sánh ngang với các nền toán học khác và cả thế giới phải nhìn vào. Chúng ta tự tin hơn.
Tôi cũng hy vọng, sau sự kiện này, chúng ta sẽ xây dựng được các trường phái, nhóm nghiên cứu toán học để sau này Việt Nam có những nhóm nghiên cứu mà thế giới phải tìm đến.
Hiện có rất nhiều thế hệ học trò đang tiếp bước Ngô Bảo Châu, đang học tập và nghiên cứu ở các nước. Ngô Bảo Châu sẽ là tấm gương sáng các du học sinh này cũng như mọi học sinh, sinh viên của Việt Nam noi theo, cố gắng phấn đấu. Có thể nói, Ngô Bảo Châu đã tiếp lửa cho những ước mơ chinh phục đỉnh cao khoa học quốc tế của giới trẻ Việt Nam./.
Theo các giáo sư toán học đầu ngành trong nước, nếu giáo sư Châu được trao giải thì việc này sẽ tạo đà cho sự phát triển của nền toán học Việt Nam và quan trọng nhất là tiếp lửa chinh phục đỉnh cao khoa học quốc tế cho giới trẻ.
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi rất tự hào
Tôi không được tiếp xúc nhiều với Ngô Bảo Châu nhưng về mặt khoa học, có thể khẳng định anh là người xuất chúng. Các công trình khoa học của anh được các cơ quan khoa học quốc tế rất có uy tín đánh giá cao.
Là người Việt Nam và là một người hoạt động trong lĩnh vực toán học, tôi thấy rất tự hào, nhất là khi Ngô Bảo Châu đã lớn lên từ nôi toán học Việt Nam và sau nhiều năm ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Nếu Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields sẽ có tác động rất lớn tới nền toán học nước nhà mà điều đầu tiên phải kể đến là trong mắt bạn bè quốc tế, vị trí nền toán học Việt Nam sẽ nâng lên một tầm cao mới.
Và quan trọng hơn là chính người Việt Nam, xã hội Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ tự hào, tự tin hơn vào sự phát triển của toán học nước nhà, nhất là trong điều kiện xã hội đang dường như bi quan về nền giáo dục Việt Nam. Điều này còn lớn hơn cả bản thân giải thưởng Fields.
Đúng là giai đoạn làm việc ở nước ngoài của Châu có vai trò quyết định nhưng nếu không có giai đoạn ươm mầm ở Việt Nam thì cũng không có Ngô Bảo Châu ngày nay.
Điều này cũng cho ta bài học về sự kết hợp đào tạo trong nước và quốc tế. Trong khi điều kiện trong nước còn nhiều hạn chế thì việc kết hợp đào tạo quốc tế, giúp cho các nhà khoa học có điều kiện hoạt động trong môi trường khoa học tiên tiến rất có ý nghĩa để đào tạo tài năng.
Giáo sư Hà Huy Khoái: Đây là mốc quan trọng cho toán học
Vì giải Nobel không dành cho toán nên giải Fields được coi là giải Nobel của toán học. Giải Fields còn khó ở chỗ tổ chức bốn năm một lần và chỉ dành cho các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc nhưng dưới 40 tuổi, mỗi lần trao không quá bốn người.
Trên thế giới, số nước có cá nhân được nhận giải thưởng này không nhiều, ngay cả nước có nền toán học lâu đời như Đức cũng mới có một người được nhận, Ấn Độ chưa có đại diện nào. Trong lịch sử 70 năm của giải thưởng này (1936-2006), có 48 người được nhận giải, trong đó chỉ có bốn người đến từ châu Á, gồm 3 người Nhật Bản và một người Mỹ gốc Trung Quốc.
Tôi rất tin tưởng giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ giành giải Fields năm nay và đây là một niềm vinh dự lớn lao không chỉ cho giáo sư Châu, cho gia đình anh mà cho cả Việt Nam.
Và sự kiện Ngô Bảo Châu có thể coi là một “cú hích,” một may mắn lớn cho ngành toán trong nước. Trong khoa học, vai trò cá nhân rất quan trọng. Tôi cho rằng Ngô Bảo Châu có vai trò này trong việc thay đổi “vận mệnh” ngành toán nước nhà. Giới trẻ Việt Nam sẽ tự tin hơn để tiếp tục nghiên cứu toán học.
Hơn nữa, tôi hy vọng sau sự kiện này, các cấp lãnh đạo sẽ tin tưởng hơn và có các chính sách phù hợp hơn về đào tạo và đãi ngộ nhân tài. Sự kiện Ngô Bảo Châu cho thấy, nếu chúng ta có chính sách tốt, có đào tạo nền tảng tốt và gửi đi học đúng chỗ thì có thể phát triển cao trên trường quốc tế.
Giáo sư Nguyễn Văn Mậu: Ngô Bảo Châu đã tiếp lửa cho thế hệ trẻ
Tôi là người phụ trách đội tuyển Olympic Toán Việt Nam thời điểm Châu đi thi. Đây là cậu học trò xuất sắc. Hai kỳ thi Olympic Toán quốc tế liên tiếp (năm 1988 và 1989) đều giành huy chương vàng đã khẳng định sự ổn định và ổn định ở đỉnh cao ở Châu. Việc Châu kiên trì nghiên cứu Bổ đề cơ bản dù đây là một đề tài khó và khả năng thành công thấp cũng cho thấy sự kiên trì và tự tin của anh.
Châu nhận giải Fields sẽ khẳng đỉnh rằng đất nước mình đã có nhân tố đạt trình độ đỉnh cao, sánh ngang với các nền toán học khác và cả thế giới phải nhìn vào. Chúng ta tự tin hơn.
Tôi cũng hy vọng, sau sự kiện này, chúng ta sẽ xây dựng được các trường phái, nhóm nghiên cứu toán học để sau này Việt Nam có những nhóm nghiên cứu mà thế giới phải tìm đến.
Hiện có rất nhiều thế hệ học trò đang tiếp bước Ngô Bảo Châu, đang học tập và nghiên cứu ở các nước. Ngô Bảo Châu sẽ là tấm gương sáng các du học sinh này cũng như mọi học sinh, sinh viên của Việt Nam noi theo, cố gắng phấn đấu. Có thể nói, Ngô Bảo Châu đã tiếp lửa cho những ước mơ chinh phục đỉnh cao khoa học quốc tế của giới trẻ Việt Nam./.
Phạm Mai (Vietnam+)