Liên quan đến sự cố hầm Kim Liên thấm nước và xuất hiện những vết nứt, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản số 2952/SGTVT-GTĐT báo cáo lên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, đơn vị tư vấn để đánh giá lại hiện trạng và tìm giải pháp hợp lý về hiện tượng rò rỉ nước tại khe co giãn hầm Kim Liên.
Hầm Kim Liên do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA, đơn vị thi công công trình (Nhà thầu Taise), đơn vị tư vấn giám sát và thiết kế (Tư vấn viện cầu và kết cấu Nhật Bản (JBSI), được bàn giao đưa vào khai thác theo văn bản số 11624/UBND-GT ngày 4/12/2009 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Ngày 18/10/2011, Sở Giao thông Vận tải đã có văn bản số 3968/GTVT-TĐ gửi Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội về việc khắc phục hiện tượng rò rỉ nước tại khe co giãn hầm Kim Liên.
Ngay sau đó, chủ đầu tư và nhà thầu Taise đã khắc phục bằng cách bơm keo và khe co giãn, đặt ống thoát nước vào khe co giãn dưới lòng đường theo hướng Kim Liên sang Đại Cồ Việt.
Sau 2 năm dử dụng, bảo trì khai thác, vào các đợt mưa dài ngày và khi mực nước ngầm dâng cao tại vị trí khe co giãn lại xảy ra hiện tượng thấm nước.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, công trình hầm Kim Liên vẫn đảm bảo về chất lượng và kỹ thuật. Tuy nhiên, những sai sót nhỏ như thấm nước tại vị trí khe co giãn là tất yếu trong quá trình triển khai dự án lớn.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục với chủ đầu tư cũng như đại diện nhà thầu để có giải pháp khắc phục triệt để nhất,” ông Tân cho biết.
Theo ông Phạm Hữu Nam, Giám đốc Ban Quản lý duy tu Hạ tầng giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trước khi công trình được ban giao thì đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước khẳng định công trình đảm bảo an toàn.
“Qua thời gian vận hành đưa vào sử dụng chắc chắn có quá trình vận động kết cấu công trình về địa chất thì sẽ có hiện tượng thấm nước qua kẻ co giãn,” ông Nam lý giải.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, việc xử lý rò rỉ nước trong hầm không khó vì khe co giãn cho phép khả năng biến dạng và rò rỉ nước.
“Những khe co giãn là hở nên khi xảy ra sự cố nước sẽ chảy qua. Nếu nhiệt độ làm biến dạng khe co giãn thì phải có gioăng hay lớp ngăn nước tốt. Trong trường hợp này có thể do các vật dụng trên chưa tốt nên mới xảy ra hiện tượng như vậy,” ông Hùng cho hay./.
Hầm Kim Liên do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA, đơn vị thi công công trình (Nhà thầu Taise), đơn vị tư vấn giám sát và thiết kế (Tư vấn viện cầu và kết cấu Nhật Bản (JBSI), được bàn giao đưa vào khai thác theo văn bản số 11624/UBND-GT ngày 4/12/2009 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Ngày 18/10/2011, Sở Giao thông Vận tải đã có văn bản số 3968/GTVT-TĐ gửi Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội về việc khắc phục hiện tượng rò rỉ nước tại khe co giãn hầm Kim Liên.
Ngay sau đó, chủ đầu tư và nhà thầu Taise đã khắc phục bằng cách bơm keo và khe co giãn, đặt ống thoát nước vào khe co giãn dưới lòng đường theo hướng Kim Liên sang Đại Cồ Việt.
Sau 2 năm dử dụng, bảo trì khai thác, vào các đợt mưa dài ngày và khi mực nước ngầm dâng cao tại vị trí khe co giãn lại xảy ra hiện tượng thấm nước.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, công trình hầm Kim Liên vẫn đảm bảo về chất lượng và kỹ thuật. Tuy nhiên, những sai sót nhỏ như thấm nước tại vị trí khe co giãn là tất yếu trong quá trình triển khai dự án lớn.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục với chủ đầu tư cũng như đại diện nhà thầu để có giải pháp khắc phục triệt để nhất,” ông Tân cho biết.
Theo ông Phạm Hữu Nam, Giám đốc Ban Quản lý duy tu Hạ tầng giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trước khi công trình được ban giao thì đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước khẳng định công trình đảm bảo an toàn.
“Qua thời gian vận hành đưa vào sử dụng chắc chắn có quá trình vận động kết cấu công trình về địa chất thì sẽ có hiện tượng thấm nước qua kẻ co giãn,” ông Nam lý giải.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, việc xử lý rò rỉ nước trong hầm không khó vì khe co giãn cho phép khả năng biến dạng và rò rỉ nước.
“Những khe co giãn là hở nên khi xảy ra sự cố nước sẽ chảy qua. Nếu nhiệt độ làm biến dạng khe co giãn thì phải có gioăng hay lớp ngăn nước tốt. Trong trường hợp này có thể do các vật dụng trên chưa tốt nên mới xảy ra hiện tượng như vậy,” ông Hùng cho hay./.
Việt Hùng (Vietnam+)