Cột phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam tại Quảng Bình bị đổ sập khiến hai người dân chết tại chỗ. Hai hồ đập thủy lợi tại Thanh Hóa bị vỡ làm hàng nghìn người dân ngập trong lũ chỉ vài giờ sau khi bão số 10 “đổ bộ” vào miền Trung tuần qua đã khiến dư luận hoài nghi, lo sợ về tính bền vững và khả năng chống chọi với thiên tai của các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Quang Hùng - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng.
- Trong mùa mưa bão, liên tiếp nhiều công trình đã xảy ra sự cố gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Xin Cục trưởng cho biết đây có phải là vấn đề nổi cộm liên quan đến chất lượng và an toàn công trình xây dựng nói chung?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Qua đợt mưa bão vừa qua, có 5 vấn đề nổi cộm liên quan đến chất lượng và sự an toàn các công trình xây dựng cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Trước tiên, đó là sự mất an toàn của các công trình kết cấu dạng tháp như kiểu tháp thu phát sóng truyền hình, phát thanh, tín hiệu truyền thông, cột điện. Việc đổ cột tháp truyền hình tỉnh Nam Định cuối năm 2012, hay đổ cột phát sóng tại Quảng Bình vừa qua chính là những ví dụ cụ thể để cảnh báo về sự mất an toàn của các công trình dạng này, nhất là các công trình nằm ở khu vực trung tâm, đông dân cư. Với những kết cấu dạng tháp càng cao (hơn 100m) xây dựng trong các vùng dân cư khi xảy ra sự cố, bị đổ sập xuống thì sẽ gây tai họa rất nặng nề.
Bên cạnh đó, nguy cơ tràn và vỡ các hồ, đập thủy lợi nhỏ cũng là vấn đề rất đáng quan tâm giải quyết sớm bởi chỉ cần tràn khoảng 200.000m3 nước là ngập lụt trong khi hồ đập thủy lợi nhỏ thì sức chứa cũng khoảng 1 triệu m3. Đặc biệt, việc xả lũ các công trình thủy điện, thủy lợi, nhất là xả lũ bất thường với thời gian báo trước ngắn hoặc xả lũ không có kịch bản, xả không kiểm soát, hoặc không thể kiểm soát nổi sẽ gây ra hiệu ứng ngập lụt hàng loạt ở hạ du. Ngoài ra, công tác thiết kế nhà ở dân dụng cũng cần phải xem xét khâu thi công, gia cố giằng néo các công trình trong vùng gió bão. Cuối cùng là xem lại thông số về điều kiện tự nhiên bị biến đổi so với trước đây do tác động của biến đổi khí hậu để cân nhắc điều chỉnh ngay từ thông số đầu vào của thiết kế công trình.
- Trước những lo ngại về chất lượng công trình có kết cấu dạng tháp, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ Xây dựng có hướng giải quyết như thế nào và xin ông cho biết về năng lực thi công cũng như kiểm định các công trình dạng này?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Hiện các công trình dạng tháp đang có những nghi vấn về an toàn kết cấu. Tại Nam Định, tháp sập do nguyên nhân thiết kế tải trọng gió của tháp thấp hơn so với so với tải trọng gió tự nhiên. Còn trường hợp tại Quảng Bình đang phải kiểm tra, điều tra để phát hiện chính xác nguyên nhân nhưng rõ ràng phải có vấn đề thì tháp mới đổ trong bão.
Khi sự cố xảy ra, chúng ta có thể xem xét, tìm hiểu trên nhiều khía cạnh như: thiết kế đã đúng với tải trọng gió tự nhiên chưa; chất lượng thi công có đáp ứng yêu cầu thiết kế không; trong quá trình vận hành có chỉnh lại tải trọng cao lên không... Thậm chí, nếu việc bảo hành, bảo trì không thường xuyên, không đúng quy trình, kể cả việc đơn giản nhất là không siết lại buloong cho chặt cũng có thể dẫn đến xộc xệch, gây đổ tháp.
Qua các sự việc này, cũng cần xem xét lại quy hoạch xây dựng khi quyết định cho hình thành những loại tháp này trong khu dân cư. Thực tế là tháp truyền hình phải xây ở giữa phố và khẩu độ cao. Tuy nhiên, tại các nước khác cũng vậy, thật khó để di chuyển những cột tháp này ra nơi “vắng vẻ”.
Sau khi tháp truyền hình Nam Định đổ, Bộ Xây dựng đã có công văn yêu cầu Bộ Thông tin-Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các tỉnh có báo cáo về tình trạng của các danh mục có kết cấu dạng tháp. Tuy nhiên, hiện các thông tin, số liệu báo cáo về rất chung chung, chưa đầy đủ. Hầu hết các đơn vị đều khẳng định những công trình do mình quản lý hiện tại vẫn đang đứng vững. Trong khi đó, chất lượng công trình thế nào thì chỉ có thể thử thách qua gió bão thực tế, như trường hợp tại Quảng Bình cho thấy cột tháp này không đủ sức chống chọi trước bão lớn.
Bởi vậy, trong thời gian sớm nhất, Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, kiểm định chi tiết lại tất cả các kết cấu dạng tháp, trước hết là thực hiện với các công trình có độ cao từ 100m trở lên. Theo đó, sẽ kiểm tra lại các tính toán của thiết kế, kiểm tra lại các mối nối... để khẳng định lại độ an toàn. Từ trước tới nay chưa có ai kiểm định độ an toàn của kết cấu dạng tháp cả. Hiện vẫn chưa thống kê đầy đủ liệu bao nhiêu phần trăm các công trình kết cấu dạng tháp trên 100 mét có thiết kế an toàn đối với gió cấp 12,13, trong khi đó cả nước có tới hàng trăm công trình loại này.
Tại Việt Nam hiện có hai dạng kết cấu dạng tháp là mua chế tạo sẵn của nước ngoài hoặc chế tạo và áp dụng tại Việt Nam. Có một số công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực này nhưng qua một số hạn chế bộc lộ ở Nam Định và Quảng Bình vừa rồi cho thấy công tác quản lý các công trình dạng tháp chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn những sơ hở. Do đó, việc kiểm tra kiểm định lại rất cần thiết và sẽ từ khâu thẩm tra lại thiết kế, tính toán lại kết cấu, kiểm tra lại công trình đến công tác bảo trì, kiểm tra tải trọng đặt trên tháp... Các đơn vị tư vấn độc lập tiến hành, cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo và chủ đầu tư tổ chức thực hiện. Nếu triển khai trên toàn quốc thì tích cực cũng phải mất khoảng nửa năm nhưng vẫn rất cần phải làm ngay để phòng tránh cho mùa mưa bão năm 2014.
- Còn với hiện tượng các hồ đập thủy lợi, thủy điện nhỏ bị tràn nước và vỡ trong thời gian qua, theo ông điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Ở Việt Nam hiện có gần 6.000 hồ đập thủy điện, thủy lợi nhỏ (dung tích khoảng dưới 1 triệu khối) và thường được phân quyền cho cấp xã quản lý. Phần lớn các công trình này ở trong tình trạng không được duy tu bảo dưỡng tốt. Đặc điểm cơ bản là dung tích của hồ cũng như khả năng tích trữ nước và phòng chống lũ của những hồ thủy lợi nhỏ này rất yếu.
Ngay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang đề xuất phải tính toán lại tần suất lũ bởi trước đây chúng ta đang tính theo tần suất lũ thấp. Theo quy định của thế giới, đối với các công trình có khả năng ảnh hưởng đến khu dân cư phải tính tần suất lũ cực đại, tức là tần suất lũ còn cao hơn tần suất lũ thiết kế. Trong khi đó, hệ thống hồ này hiện chỉ được thiết kế căn cứ theo mức tính của tần suất lũ thiết kế nhỏ. Tuy nhiên, nếu áp dụng chuẩn mới thì sẽ đồng nghĩa với việc phải gia cố lại hết các hồ thủy lợi. Hiện Chính phủ đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương trình kiên cố hóa và gia cố hóa các hồ thủy lợi nhỏ.
Cùng đó, hồ đập thủy điện nhỏ là một hệ thống công trình lớn nên cùng với việc tính lại tần suất lũ còn phải kiểm định tần suất lũ và quản lý, kiểm tra trước mùa mưa bão thậm chí phải điều chỉnh lại trách nhiệm pháp nhân quản lý cho phù hợp năng lực để tránh tràn, vỡ đập như những trường hợp xảy ra vừa qua.
Việc xả lũ cũng phải được hiểu cho đúng, bản chất của vấn đề không phải là đập bị vỡ. Tuy nhiên, khi thực hiện xả lũ cần có kế hoạch, tránh bất ngờ. Kịch bản xã lũ liên hồ rất quan trọng vì chúng liên thông với nhau. Mặc dù quyết định xả lũ thường diễn ra trong tình hình khẩn cấp, không chờ hội họp xin ý kiến mà phải quyết định ngay nhưng nếu có bản đồ ngập lụt hạ du thì khi xả lũ sẽ tiên lượng trước được tình hình ngập và phải cắm mốc ngập lụt. Kịch bản này cũng nên công bố để dân biết trước để có cách đề phòng nhất là khi hệ thống hồ lại liên kết với nhau sẽ làm tăng mức độ ngập lên rất nhiều.
- Hàng năm, mưa bão lớn đã gây thiệt hại rất lớn không chỉ tính mạng mà cả về tài sản của người dân, nhất là khi nhà cửa bị “xóa sổ”. Bộ Xây dựng có biện pháp gì giúp người dân sinh sống tại vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão lớn bảo vệ ngôi nhà của mình thưa Cục trưởng?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Cách đây 10 năm, Bộ Xây dựng đã lập chương trình và xây dựng tập hướng dẫn người dân thiết kế thi công những công trình đảm bảo trong mùa gió bão. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thực sự thì cần được kiểm soát lại, nhất là trong quá trình rà soát thực hiện công trình, bắt đầu ngay từ khâu cấp phép.
Cơ quan quản lý tại địa phương phải kiểm soát công trình nhà dân, đặc biệt công trình xây dựng trong vùng gió bão lớn. Do đó, khi cấp phép phải kiểm tra xem người dân có thực hiện đầy đủ các biện pháp như gia cố, giằng néo để đảm bảo an toàn hay không - đây cũng chính là một điểm mới trong công tác cấp phép xây dựng. Chắc chắn, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ ra Chỉ thị yêu cầu kiểm tra thiết kế của nhà dân khu vực này và đưa ra biện pháp tăng cường phòng chống gió bão. Trên thực tế, việc cấp phép xây dựng hiện nay toàn chỉ căn cứ tiêu chuẩn theo quy hoạch chứ chưa quan tâm đến vấn đề kết cấu công trình.
Cùng đó, các số liệu điều kiện tự nhiên cũng phải được chú ý đến. Trước đây, khi thiết kế công trình đều đã đưa ra các tính toán phù hợp với điều kiện tự nhiên, thông số về khí tượng thủy văn và động đất như: cấp gió, áp lực gió, động đất, ngập lụt, tần suất lũ, liều lượng lũ... Đây là những thông số rất quan trọng trong thiết kế thi công, tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiều khả năng các thông số này đã thay đổi./.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Quang Hùng - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng.
- Trong mùa mưa bão, liên tiếp nhiều công trình đã xảy ra sự cố gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Xin Cục trưởng cho biết đây có phải là vấn đề nổi cộm liên quan đến chất lượng và an toàn công trình xây dựng nói chung?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Qua đợt mưa bão vừa qua, có 5 vấn đề nổi cộm liên quan đến chất lượng và sự an toàn các công trình xây dựng cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Trước tiên, đó là sự mất an toàn của các công trình kết cấu dạng tháp như kiểu tháp thu phát sóng truyền hình, phát thanh, tín hiệu truyền thông, cột điện. Việc đổ cột tháp truyền hình tỉnh Nam Định cuối năm 2012, hay đổ cột phát sóng tại Quảng Bình vừa qua chính là những ví dụ cụ thể để cảnh báo về sự mất an toàn của các công trình dạng này, nhất là các công trình nằm ở khu vực trung tâm, đông dân cư. Với những kết cấu dạng tháp càng cao (hơn 100m) xây dựng trong các vùng dân cư khi xảy ra sự cố, bị đổ sập xuống thì sẽ gây tai họa rất nặng nề.
Bên cạnh đó, nguy cơ tràn và vỡ các hồ, đập thủy lợi nhỏ cũng là vấn đề rất đáng quan tâm giải quyết sớm bởi chỉ cần tràn khoảng 200.000m3 nước là ngập lụt trong khi hồ đập thủy lợi nhỏ thì sức chứa cũng khoảng 1 triệu m3. Đặc biệt, việc xả lũ các công trình thủy điện, thủy lợi, nhất là xả lũ bất thường với thời gian báo trước ngắn hoặc xả lũ không có kịch bản, xả không kiểm soát, hoặc không thể kiểm soát nổi sẽ gây ra hiệu ứng ngập lụt hàng loạt ở hạ du. Ngoài ra, công tác thiết kế nhà ở dân dụng cũng cần phải xem xét khâu thi công, gia cố giằng néo các công trình trong vùng gió bão. Cuối cùng là xem lại thông số về điều kiện tự nhiên bị biến đổi so với trước đây do tác động của biến đổi khí hậu để cân nhắc điều chỉnh ngay từ thông số đầu vào của thiết kế công trình.
- Trước những lo ngại về chất lượng công trình có kết cấu dạng tháp, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ Xây dựng có hướng giải quyết như thế nào và xin ông cho biết về năng lực thi công cũng như kiểm định các công trình dạng này?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Hiện các công trình dạng tháp đang có những nghi vấn về an toàn kết cấu. Tại Nam Định, tháp sập do nguyên nhân thiết kế tải trọng gió của tháp thấp hơn so với so với tải trọng gió tự nhiên. Còn trường hợp tại Quảng Bình đang phải kiểm tra, điều tra để phát hiện chính xác nguyên nhân nhưng rõ ràng phải có vấn đề thì tháp mới đổ trong bão.
Khi sự cố xảy ra, chúng ta có thể xem xét, tìm hiểu trên nhiều khía cạnh như: thiết kế đã đúng với tải trọng gió tự nhiên chưa; chất lượng thi công có đáp ứng yêu cầu thiết kế không; trong quá trình vận hành có chỉnh lại tải trọng cao lên không... Thậm chí, nếu việc bảo hành, bảo trì không thường xuyên, không đúng quy trình, kể cả việc đơn giản nhất là không siết lại buloong cho chặt cũng có thể dẫn đến xộc xệch, gây đổ tháp.
Qua các sự việc này, cũng cần xem xét lại quy hoạch xây dựng khi quyết định cho hình thành những loại tháp này trong khu dân cư. Thực tế là tháp truyền hình phải xây ở giữa phố và khẩu độ cao. Tuy nhiên, tại các nước khác cũng vậy, thật khó để di chuyển những cột tháp này ra nơi “vắng vẻ”.
Sau khi tháp truyền hình Nam Định đổ, Bộ Xây dựng đã có công văn yêu cầu Bộ Thông tin-Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các tỉnh có báo cáo về tình trạng của các danh mục có kết cấu dạng tháp. Tuy nhiên, hiện các thông tin, số liệu báo cáo về rất chung chung, chưa đầy đủ. Hầu hết các đơn vị đều khẳng định những công trình do mình quản lý hiện tại vẫn đang đứng vững. Trong khi đó, chất lượng công trình thế nào thì chỉ có thể thử thách qua gió bão thực tế, như trường hợp tại Quảng Bình cho thấy cột tháp này không đủ sức chống chọi trước bão lớn.
Bởi vậy, trong thời gian sớm nhất, Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, kiểm định chi tiết lại tất cả các kết cấu dạng tháp, trước hết là thực hiện với các công trình có độ cao từ 100m trở lên. Theo đó, sẽ kiểm tra lại các tính toán của thiết kế, kiểm tra lại các mối nối... để khẳng định lại độ an toàn. Từ trước tới nay chưa có ai kiểm định độ an toàn của kết cấu dạng tháp cả. Hiện vẫn chưa thống kê đầy đủ liệu bao nhiêu phần trăm các công trình kết cấu dạng tháp trên 100 mét có thiết kế an toàn đối với gió cấp 12,13, trong khi đó cả nước có tới hàng trăm công trình loại này.
Tại Việt Nam hiện có hai dạng kết cấu dạng tháp là mua chế tạo sẵn của nước ngoài hoặc chế tạo và áp dụng tại Việt Nam. Có một số công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực này nhưng qua một số hạn chế bộc lộ ở Nam Định và Quảng Bình vừa rồi cho thấy công tác quản lý các công trình dạng tháp chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn những sơ hở. Do đó, việc kiểm tra kiểm định lại rất cần thiết và sẽ từ khâu thẩm tra lại thiết kế, tính toán lại kết cấu, kiểm tra lại công trình đến công tác bảo trì, kiểm tra tải trọng đặt trên tháp... Các đơn vị tư vấn độc lập tiến hành, cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo và chủ đầu tư tổ chức thực hiện. Nếu triển khai trên toàn quốc thì tích cực cũng phải mất khoảng nửa năm nhưng vẫn rất cần phải làm ngay để phòng tránh cho mùa mưa bão năm 2014.
- Còn với hiện tượng các hồ đập thủy lợi, thủy điện nhỏ bị tràn nước và vỡ trong thời gian qua, theo ông điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Ở Việt Nam hiện có gần 6.000 hồ đập thủy điện, thủy lợi nhỏ (dung tích khoảng dưới 1 triệu khối) và thường được phân quyền cho cấp xã quản lý. Phần lớn các công trình này ở trong tình trạng không được duy tu bảo dưỡng tốt. Đặc điểm cơ bản là dung tích của hồ cũng như khả năng tích trữ nước và phòng chống lũ của những hồ thủy lợi nhỏ này rất yếu.
Ngay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang đề xuất phải tính toán lại tần suất lũ bởi trước đây chúng ta đang tính theo tần suất lũ thấp. Theo quy định của thế giới, đối với các công trình có khả năng ảnh hưởng đến khu dân cư phải tính tần suất lũ cực đại, tức là tần suất lũ còn cao hơn tần suất lũ thiết kế. Trong khi đó, hệ thống hồ này hiện chỉ được thiết kế căn cứ theo mức tính của tần suất lũ thiết kế nhỏ. Tuy nhiên, nếu áp dụng chuẩn mới thì sẽ đồng nghĩa với việc phải gia cố lại hết các hồ thủy lợi. Hiện Chính phủ đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương trình kiên cố hóa và gia cố hóa các hồ thủy lợi nhỏ.
Cùng đó, hồ đập thủy điện nhỏ là một hệ thống công trình lớn nên cùng với việc tính lại tần suất lũ còn phải kiểm định tần suất lũ và quản lý, kiểm tra trước mùa mưa bão thậm chí phải điều chỉnh lại trách nhiệm pháp nhân quản lý cho phù hợp năng lực để tránh tràn, vỡ đập như những trường hợp xảy ra vừa qua.
Việc xả lũ cũng phải được hiểu cho đúng, bản chất của vấn đề không phải là đập bị vỡ. Tuy nhiên, khi thực hiện xả lũ cần có kế hoạch, tránh bất ngờ. Kịch bản xã lũ liên hồ rất quan trọng vì chúng liên thông với nhau. Mặc dù quyết định xả lũ thường diễn ra trong tình hình khẩn cấp, không chờ hội họp xin ý kiến mà phải quyết định ngay nhưng nếu có bản đồ ngập lụt hạ du thì khi xả lũ sẽ tiên lượng trước được tình hình ngập và phải cắm mốc ngập lụt. Kịch bản này cũng nên công bố để dân biết trước để có cách đề phòng nhất là khi hệ thống hồ lại liên kết với nhau sẽ làm tăng mức độ ngập lên rất nhiều.
- Hàng năm, mưa bão lớn đã gây thiệt hại rất lớn không chỉ tính mạng mà cả về tài sản của người dân, nhất là khi nhà cửa bị “xóa sổ”. Bộ Xây dựng có biện pháp gì giúp người dân sinh sống tại vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão lớn bảo vệ ngôi nhà của mình thưa Cục trưởng?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Cách đây 10 năm, Bộ Xây dựng đã lập chương trình và xây dựng tập hướng dẫn người dân thiết kế thi công những công trình đảm bảo trong mùa gió bão. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thực sự thì cần được kiểm soát lại, nhất là trong quá trình rà soát thực hiện công trình, bắt đầu ngay từ khâu cấp phép.
Cơ quan quản lý tại địa phương phải kiểm soát công trình nhà dân, đặc biệt công trình xây dựng trong vùng gió bão lớn. Do đó, khi cấp phép phải kiểm tra xem người dân có thực hiện đầy đủ các biện pháp như gia cố, giằng néo để đảm bảo an toàn hay không - đây cũng chính là một điểm mới trong công tác cấp phép xây dựng. Chắc chắn, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ ra Chỉ thị yêu cầu kiểm tra thiết kế của nhà dân khu vực này và đưa ra biện pháp tăng cường phòng chống gió bão. Trên thực tế, việc cấp phép xây dựng hiện nay toàn chỉ căn cứ tiêu chuẩn theo quy hoạch chứ chưa quan tâm đến vấn đề kết cấu công trình.
Cùng đó, các số liệu điều kiện tự nhiên cũng phải được chú ý đến. Trước đây, khi thiết kế công trình đều đã đưa ra các tính toán phù hợp với điều kiện tự nhiên, thông số về khí tượng thủy văn và động đất như: cấp gió, áp lực gió, động đất, ngập lụt, tần suất lũ, liều lượng lũ... Đây là những thông số rất quan trọng trong thiết kế thi công, tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiều khả năng các thông số này đã thay đổi./.
Thu Hằng (TTXVN)