Ngày 30/3, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết sẽ loại bỏ 4 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima số 1.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata nói: “Xem xét tình hình một cách khách quan, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ các lò phản ứng số 1, 2, 3 và 4.”
Thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đã làm hỏng hệ thống làm mát của 5 trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân nằm ở phía Đông Bắc của Nhật Bản này. Các chất phóng xạ đã rò rỉ từ các lò phản ứng số 1, 2, 3 và 4.
Ông Katsumata cho biết sự cố ở các hệ thống làm mát của 4 lò phản ứng trên vẫn chưa thể khắc phục được.
Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano cho rằng cần phải loại bỏ tất cả 6 lò phản ứng của nhà Fukushima số 1.
Chính phủ Nhật Bản và các chuyên gia đang cân nhắc phương án phủ lên các tòa nhà có lò phản ứng bên trong bằng một nguyên liệu đặc biệt để ngăn không cho chất phóng xạ phát tán rộng.
Các chuyên gia cũng đang xem xét việc sử dụng một tàu chở dầu để thu hồi nước bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy này.
Cùng ngày, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã chỉ thị cho các công ty điện lực phải thực hiện các biện pháp an toàn khẩn cấp tại tất cả các nhà máy điện hạt nhân để đối phó với sự cố có thể xảy ra trong trường hợp có sóng thần.
Những biện pháp này gồm bố trí máy phát điện di động để đề phòng khả năng mất điện; triển khai xe cứu hỏa nhằm cấp nước cho các lò phản ứng và bể chứa các thanh nhiên liệu khi hệ thống làm mát của các lò phản ứng gặp sự cố. Đây là một phần trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima 1.
TEPCO đang tiếp tục nỗ lực sử dụng nước để làm mát các bể chứa thanh nhiên liệu của tại nhà máy Fukushima số 1 và dự kiến trong ngày 31/3, TEPCO sẽ tiến hành phun nước cùng hợp chất bao phủ đặc biệt lên các lò phản ứng nhằm ngăn chặn bụi hạt nhân phát tán thông qua gió và mưa.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/3 đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan. Hai bên nhất trí thành lập 4 nhóm công tác trực thuộc Hội đồng liên lạc và điều phối chung để xử lý các sự cố tại nhà máy Fukushima số 1.
Nhật báo Yomiuri dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết động thái này nhằm tăng cường sức mạnh của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ trong việc điều phối các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Bốn nhóm công tác gồm: Nhóm ngăn chặn nguyên liệu phóng xạ phát tán ra ngoài; Nhóm xử lý các thanh nhiên liệu hạt nhân để ổn định tình hình tại nhà máy Fukushima số 1 trong trung hạn; Nhóm làm ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân trong dài hạn; và Nhóm trợ giúp y tế và hỗ trợ cuộc sống cho người dân sống gần nhà máy.
Các quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội cũng như các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản và Mỹ sẽ tham gia các nhóm công tác và hội đồng trên cùng với quan chức của TEPCO cũng như của các công ty điều hành các nhà máy điện hạt nhân khác./.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata nói: “Xem xét tình hình một cách khách quan, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ các lò phản ứng số 1, 2, 3 và 4.”
Thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đã làm hỏng hệ thống làm mát của 5 trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân nằm ở phía Đông Bắc của Nhật Bản này. Các chất phóng xạ đã rò rỉ từ các lò phản ứng số 1, 2, 3 và 4.
Ông Katsumata cho biết sự cố ở các hệ thống làm mát của 4 lò phản ứng trên vẫn chưa thể khắc phục được.
Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano cho rằng cần phải loại bỏ tất cả 6 lò phản ứng của nhà Fukushima số 1.
Chính phủ Nhật Bản và các chuyên gia đang cân nhắc phương án phủ lên các tòa nhà có lò phản ứng bên trong bằng một nguyên liệu đặc biệt để ngăn không cho chất phóng xạ phát tán rộng.
Các chuyên gia cũng đang xem xét việc sử dụng một tàu chở dầu để thu hồi nước bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy này.
Cùng ngày, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã chỉ thị cho các công ty điện lực phải thực hiện các biện pháp an toàn khẩn cấp tại tất cả các nhà máy điện hạt nhân để đối phó với sự cố có thể xảy ra trong trường hợp có sóng thần.
Những biện pháp này gồm bố trí máy phát điện di động để đề phòng khả năng mất điện; triển khai xe cứu hỏa nhằm cấp nước cho các lò phản ứng và bể chứa các thanh nhiên liệu khi hệ thống làm mát của các lò phản ứng gặp sự cố. Đây là một phần trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima 1.
TEPCO đang tiếp tục nỗ lực sử dụng nước để làm mát các bể chứa thanh nhiên liệu của tại nhà máy Fukushima số 1 và dự kiến trong ngày 31/3, TEPCO sẽ tiến hành phun nước cùng hợp chất bao phủ đặc biệt lên các lò phản ứng nhằm ngăn chặn bụi hạt nhân phát tán thông qua gió và mưa.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/3 đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan. Hai bên nhất trí thành lập 4 nhóm công tác trực thuộc Hội đồng liên lạc và điều phối chung để xử lý các sự cố tại nhà máy Fukushima số 1.
Nhật báo Yomiuri dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết động thái này nhằm tăng cường sức mạnh của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ trong việc điều phối các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Bốn nhóm công tác gồm: Nhóm ngăn chặn nguyên liệu phóng xạ phát tán ra ngoài; Nhóm xử lý các thanh nhiên liệu hạt nhân để ổn định tình hình tại nhà máy Fukushima số 1 trong trung hạn; Nhóm làm ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân trong dài hạn; và Nhóm trợ giúp y tế và hỗ trợ cuộc sống cho người dân sống gần nhà máy.
Các quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội cũng như các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản và Mỹ sẽ tham gia các nhóm công tác và hội đồng trên cùng với quan chức của TEPCO cũng như của các công ty điều hành các nhà máy điện hạt nhân khác./.
(TTXVN/Vietnam+)