Sau khi tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm khoan dầu nước sâu tại Vịnh Mexico hôm 12/10, các công ty năng lượng hàng đầu thế giới đều cho biết họ sẽ sớm nối lại hoạt động thăm dò và khai thác tại đây, cho dù sau sự cố tràn dầu hồi tháng 4/2010 việc cấp phép hoạt động sẽ khó khăn và chặt chẽ hơn.
Ông Mike Utsler, Giám đốc điều hành hãng BP (Anh), công ty điều hành dàn khoan bị đổ và gây ra vụ tràn dầu lịch sử nói trên, cho biết BP sẽ cẩn trọng hơn trước những rủi ro có thể gặp phải.
Bốn trong số các dự án khoan dầu nước sâu của BP đã phải tạm ngừng do Chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm hoạt động hồi cuối tháng 5/2010.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo ngành dầu khí Mỹ đã đón nhận quyết định dỡ bỏ lệnh cấm trên với một thái độ thận trọng, thậm chí xen lẫn một chút thất vọng, do lo ngại rằng các điều luật về khai thác dầu mà Chính phủ Mỹ mới đưa ra hồi tháng 6/2010 có thể vẫn không đem lại hiệu quả.
Các điều luật mới này yêu cầu tất cả các dàn khoan hoạt động tại Vịnh Mexico phải có chứng nhận đảm bảo tuân thủ những quy định về an toàn lao động, đồng thời các công ty dầu và khí đốt này cũng phải trang bị đầy đủ các phương tiện nhằm đối phó với tình trạng tràn dầu tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các điều luật mới này cũng làm tăng thêm 189 triệu USD chi phí khoan dầu, nghĩa là cứ mỗi giếng dầu mới được khoan ở vùng nước sâu, có sử dụng dàn khoan nổi, các công ty này sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí lên tới 1,42 triệu USD.
Các hãng năng lượng khác như Shell, Chevron đang rất nỗ lực để có thể đáp ứng những quy định về khai thác dầu nói trên, đồng thời tỏ rõ mong muốn được tiến hành khai thác dầu trở lại ngay khi được Chính phủ Mỹ cho phép./.
Ông Mike Utsler, Giám đốc điều hành hãng BP (Anh), công ty điều hành dàn khoan bị đổ và gây ra vụ tràn dầu lịch sử nói trên, cho biết BP sẽ cẩn trọng hơn trước những rủi ro có thể gặp phải.
Bốn trong số các dự án khoan dầu nước sâu của BP đã phải tạm ngừng do Chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm hoạt động hồi cuối tháng 5/2010.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo ngành dầu khí Mỹ đã đón nhận quyết định dỡ bỏ lệnh cấm trên với một thái độ thận trọng, thậm chí xen lẫn một chút thất vọng, do lo ngại rằng các điều luật về khai thác dầu mà Chính phủ Mỹ mới đưa ra hồi tháng 6/2010 có thể vẫn không đem lại hiệu quả.
Các điều luật mới này yêu cầu tất cả các dàn khoan hoạt động tại Vịnh Mexico phải có chứng nhận đảm bảo tuân thủ những quy định về an toàn lao động, đồng thời các công ty dầu và khí đốt này cũng phải trang bị đầy đủ các phương tiện nhằm đối phó với tình trạng tràn dầu tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các điều luật mới này cũng làm tăng thêm 189 triệu USD chi phí khoan dầu, nghĩa là cứ mỗi giếng dầu mới được khoan ở vùng nước sâu, có sử dụng dàn khoan nổi, các công ty này sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí lên tới 1,42 triệu USD.
Các hãng năng lượng khác như Shell, Chevron đang rất nỗ lực để có thể đáp ứng những quy định về khai thác dầu nói trên, đồng thời tỏ rõ mong muốn được tiến hành khai thác dầu trở lại ngay khi được Chính phủ Mỹ cho phép./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)