Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, ông Nguyễn Mạnh Quân cho biết nhằm đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả ngành khai khoáng Việt Nam, trong thời gian tới, quyền khai thác mỏ sẽ được thí điểm thực hiện đấu giá công khai để rút kinh nghiệm tiến tới triển khai rộng rãi.
Hiện Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp soạn thảo Quy chế đấu giá (bao gồm danh mục tài nguyên khoáng sản thuộc diện đấu giá, tiêu chí đấu giá đấu thầu...) để trình lên Chính phủ xem xét phê chuẩn sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực vào ngày 1/7/2011.
Ông Quân cũng cho biết do khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, việc thăm dò và khai thác các mỏ nên trao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia thay vì kêu gọi đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt như dầu khí, bauxite, than Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn đầu cần thu hút kỹ thuật, vốn và phát triển thị trường.
Việc hợp tác với nước ngoài chỉ nên khuyến khích đầu tư vào khâu chế biến khoáng sản và các khâu hạ nguồn khác.
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản hiện đã lên tới 1.500 doanh nghiệp so với mức 427 doanh nghiệp vào năm 2000.
Hiện có khoảng 4.000 giấy phép khai thác mỏ được cấp; trong đó có khoảng 2.500 mỏ, điểm mỏ khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường, còn lại là các mỏ khoáng sản kim loại và phi kim, nước khoáng...
Về cơ cấu thành phần doanh nghiệp, trong số 150 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản do cơ quan trung ương cấp, hơn 54% là doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, 22,8% là công ty cổ phần, hơn 8,8% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện ngành công nghiệp khoáng sản đang đóng góp khoảng 12% trong GDP./.
Hiện Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp soạn thảo Quy chế đấu giá (bao gồm danh mục tài nguyên khoáng sản thuộc diện đấu giá, tiêu chí đấu giá đấu thầu...) để trình lên Chính phủ xem xét phê chuẩn sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực vào ngày 1/7/2011.
Ông Quân cũng cho biết do khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, việc thăm dò và khai thác các mỏ nên trao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia thay vì kêu gọi đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt như dầu khí, bauxite, than Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn đầu cần thu hút kỹ thuật, vốn và phát triển thị trường.
Việc hợp tác với nước ngoài chỉ nên khuyến khích đầu tư vào khâu chế biến khoáng sản và các khâu hạ nguồn khác.
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản hiện đã lên tới 1.500 doanh nghiệp so với mức 427 doanh nghiệp vào năm 2000.
Hiện có khoảng 4.000 giấy phép khai thác mỏ được cấp; trong đó có khoảng 2.500 mỏ, điểm mỏ khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường, còn lại là các mỏ khoáng sản kim loại và phi kim, nước khoáng...
Về cơ cấu thành phần doanh nghiệp, trong số 150 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản do cơ quan trung ương cấp, hơn 54% là doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, 22,8% là công ty cổ phần, hơn 8,8% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện ngành công nghiệp khoáng sản đang đóng góp khoảng 12% trong GDP./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)