Tổ chức lại nghề khai thác biển nhằm nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân là một trong những nội dung của Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đang được Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lấy ý kiến đóng góp chuẩn bị trình Chính phủ.
Để nâng cao hiệu quả khai thác, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản, xây dựng bản đồ khai thác, dự báo ngư trường, xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần…
Theo đề án, hoạt động khai thác hải sản phải được sắp xếp phù hợp với từng nghề, từng ngư trường và kiểm soát được hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đời sống cộng đồng ngư dân ven biển... Cụ thể, tại vùng biển ven bờ và vùng lộng, đề án sẽ xây dựng bản đồ phân bố ngư trường, nghề, loài hải sản khai thác; phân quyền quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn cho các địa phương; đồng thời hỗ trợ ngư dân chuyển sang làm các ngành nghề khác như: nuôi trồng thủy sản, khai thác xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, các dịch vụ khác...
Đối với vùng biển xa bờ, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cơ cấu nghề, phân bổ số lượng tàu khai thác phù hợp với khả năng của nguồn lợi ở vùng biển này; nhân rộng mô hình tổ chức (tổ đội, hợp tác xã) sản xuất trong khai thác hải sản là cần thiết. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đàm phán, ký kết hợp tác nghề cá với các nước có tiềm năng nguồn lợi hải sản trong khu vực, quốc tế nhằm đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác ở các vùng biển nước ngoài.
Góp ý cho đề án, nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian qua, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ ngư dân khai thác còn nhiều hạn chế, tổ chức sản xuất trên biển chưa phù hợp, thiếu sự liên kết bền vững. Không những thế, nhiều cảng cá, bến cá tuy đã được đầu tư và được đưa vào hoạt động nhưng việc phố hợp tổ chức và quản lý không được đảm bảo, các dịch vụ cung cấp vật tư, ngư lưới cụ và thu mua sản phẩm cho ngư dân chủ yếu phục thuộc vào hệ thống nậu vựa; chưa hình thành được mạng lưới chợ cá, cơ sở chế biến xung quanh các cảng cá, bến cá.
Để thực hiện đề án, lãnh đạo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho rằng về cơ chế chính sách, cần xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngư dân ở bãi ngang, hải đảo; chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân; chính sách phát triển khoa học công nghệ khai thác, đóng tàu, tàu dịch vụ hậu cần, cơ khí tàu cá và bảo quản sản phẩm khai thác sau thu hoạch...
Lãnh đạo Cục nhấn mạnh việc tổ chức lại nghề khai thác không những đem lại hiệu quả cao cho ngư dân, sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ mà còn quyết định sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt có ý nghĩa trong việc bảo vệ ổn định an ninh chủ quyền vùng biển.
Theo đề án, đến năm 2020 tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của cả nước đạt 110.000 chiếc, trong đó, tàu thuyền tham gia khai thác xa bờ 25.000 chiếc với tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 2.200.000 tấn; giải quyết việc làm cho 750.000 lao động đánh cá./.
Để nâng cao hiệu quả khai thác, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản, xây dựng bản đồ khai thác, dự báo ngư trường, xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần…
Theo đề án, hoạt động khai thác hải sản phải được sắp xếp phù hợp với từng nghề, từng ngư trường và kiểm soát được hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đời sống cộng đồng ngư dân ven biển... Cụ thể, tại vùng biển ven bờ và vùng lộng, đề án sẽ xây dựng bản đồ phân bố ngư trường, nghề, loài hải sản khai thác; phân quyền quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn cho các địa phương; đồng thời hỗ trợ ngư dân chuyển sang làm các ngành nghề khác như: nuôi trồng thủy sản, khai thác xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, các dịch vụ khác...
Đối với vùng biển xa bờ, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cơ cấu nghề, phân bổ số lượng tàu khai thác phù hợp với khả năng của nguồn lợi ở vùng biển này; nhân rộng mô hình tổ chức (tổ đội, hợp tác xã) sản xuất trong khai thác hải sản là cần thiết. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đàm phán, ký kết hợp tác nghề cá với các nước có tiềm năng nguồn lợi hải sản trong khu vực, quốc tế nhằm đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác ở các vùng biển nước ngoài.
Góp ý cho đề án, nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian qua, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ ngư dân khai thác còn nhiều hạn chế, tổ chức sản xuất trên biển chưa phù hợp, thiếu sự liên kết bền vững. Không những thế, nhiều cảng cá, bến cá tuy đã được đầu tư và được đưa vào hoạt động nhưng việc phố hợp tổ chức và quản lý không được đảm bảo, các dịch vụ cung cấp vật tư, ngư lưới cụ và thu mua sản phẩm cho ngư dân chủ yếu phục thuộc vào hệ thống nậu vựa; chưa hình thành được mạng lưới chợ cá, cơ sở chế biến xung quanh các cảng cá, bến cá.
Để thực hiện đề án, lãnh đạo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho rằng về cơ chế chính sách, cần xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngư dân ở bãi ngang, hải đảo; chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân; chính sách phát triển khoa học công nghệ khai thác, đóng tàu, tàu dịch vụ hậu cần, cơ khí tàu cá và bảo quản sản phẩm khai thác sau thu hoạch...
Lãnh đạo Cục nhấn mạnh việc tổ chức lại nghề khai thác không những đem lại hiệu quả cao cho ngư dân, sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ mà còn quyết định sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt có ý nghĩa trong việc bảo vệ ổn định an ninh chủ quyền vùng biển.
Theo đề án, đến năm 2020 tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của cả nước đạt 110.000 chiếc, trong đó, tàu thuyền tham gia khai thác xa bờ 25.000 chiếc với tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 2.200.000 tấn; giải quyết việc làm cho 750.000 lao động đánh cá./.
Thúy Hiền (TTXVN)