Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài vào "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Giao thông Vận tải Đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030."
Theo đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ làm chủ đầu tư dự án này.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có công văn yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương triển khai lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài theo quy định.
Từ năm 2009, Công ty Itochu (Nhật Bản) theo nguồn tài trợ của Nhật Bản đã nghiên cứu tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài và đưa ra phương án: Để xây dựng tuyến đường sắt này, sẽ nâng cấp đoạn đường sắt hiện có là Hà Đông-Bắc Hồng với chiều dài 29,7km và xây mới đoạn nối Bắc Hồng với sân bay Nội Bài dài khoảng 8km.
Dự án được chia làm hai giai đoạn và hoàn thành sau năm 2015.
Sau khi đưa vào khai thác, tuyến đường sắt này sẽ đưa đón trên 55.000 hành khách mỗi ngày, góp giảm tải hành khách cho đường bộ.
Khi đó, tình trạng ách tắc giao thông đường bộ xảy ra hàng ngày vào những giờ cao điểm hay ách tắc kéo dài trên tuyến đường này như hiện nay sẽ chấm dứt.
Để thực hiện dự án này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề xuất sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản.
Theo Tổng Công ty, nếu được chấp thuận, các bước triển khai sẽ được tiến hành ngay từ quý III/2010 và hoàn thành chạy thử vào quý II/2015./.
Theo đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ làm chủ đầu tư dự án này.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có công văn yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương triển khai lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài theo quy định.
Từ năm 2009, Công ty Itochu (Nhật Bản) theo nguồn tài trợ của Nhật Bản đã nghiên cứu tuyến đường sắt Hà Nội-Nội Bài và đưa ra phương án: Để xây dựng tuyến đường sắt này, sẽ nâng cấp đoạn đường sắt hiện có là Hà Đông-Bắc Hồng với chiều dài 29,7km và xây mới đoạn nối Bắc Hồng với sân bay Nội Bài dài khoảng 8km.
Dự án được chia làm hai giai đoạn và hoàn thành sau năm 2015.
Sau khi đưa vào khai thác, tuyến đường sắt này sẽ đưa đón trên 55.000 hành khách mỗi ngày, góp giảm tải hành khách cho đường bộ.
Khi đó, tình trạng ách tắc giao thông đường bộ xảy ra hàng ngày vào những giờ cao điểm hay ách tắc kéo dài trên tuyến đường này như hiện nay sẽ chấm dứt.
Để thực hiện dự án này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề xuất sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản.
Theo Tổng Công ty, nếu được chấp thuận, các bước triển khai sẽ được tiến hành ngay từ quý III/2010 và hoàn thành chạy thử vào quý II/2015./.
Uông Lam (Vietnam+)