Điện, nước, xăng… và nhiều mặt hàng liên tục tăng giá khiến giá nhà trọ ở Hà Nội “leo thang” đột ngột. Hỏi các bạn sinh viên về giá nhà trọ, người thở than, kẻ buồn bã. Lại thêm một gánh nặng cho sinh viên khi mùa thi cử đã cận kề.
Hội chứng "tăng toàn diện"
Hết thời gian nghỉ Tết ở quê, hồ hởi lên Hà Nội để chuẩn bị cho một năm mới thì Ngọc Loan, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện thuê trọ ở khu Trương Định, mếu máo khi nhận tin tăng tiền nhà.
Chủ khu trọ nơi Loan ở “tỉnh quẹo” thông báo giá điện nước tăng nên giá nhà cũng phải tăng. Theo đó, tiền điện sẽ lên 3.500 đồng/số, nước lên 60 nghìn đồng/người/tháng, gấp đôi trước đây.
Hương Giang, sinh viên năm thứ 4, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng nhận được tin tăng giá nhà trọ từ một tháng nay. Căn phòng của Giang chỉ vẻn vẹn khoảng 9m2, lọt thỏm cuối đường Phùng Khoang, trước có giá 600.000 đồng, nay được “hét” lên chín trăm nghìn đồng.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+, giá nhà trọ tại Hà Nội tăng trung bình khoảng 10% đến 15%. Ở những khu vực tập trung nhiều trường đại học như khu Giải Phóng, Phùng Khoang, Cầu Giấy, giá nhà tăng 300-400.000 đồng/phòng. Những khu xa hơn như Cổ Nhuế, Nhổn, giá cũng tăng khoảng 100- 200.000 đồng.
Không chỉ có vậy, các chủ nhà còn “té nước theo mưa" cả giá điện, giá nước vì những lí do "trời ơi đất hỡi".
Hằng, sinh viên trường Học viện Tài chính, tỏ ra bất bình: “Sau một đêm thức dậy, giá nước lên 15 nghìn đồng/khối hoặc 70 nghìn đồng/người/tháng, gấp đôi, ba so với trước. Với sự tăng giá vô lý thế này, sinh viên phải dùng nước bẩn, trong đục thất thường bằng giá đắt.”
Đã thế, dù tăng giá tiền nước nhưng nhiều chủ nhà trọ còn kiểm soát lượng nước bơm cho sinh viên sử dụng một cách rất khắt khe.
“Mấy hôm trước chị họ mình có công việc ở gần đây nên vào chỗ mình ăn cơm khoảng một tuần. Thế là bác chủ nhà cũng tính ngày rồi cuối tháng đòi mình phải trả thêm 25.000 đồng tiền nước vì cho rằng ăn cơm xong thì chị mình cũng phải sử dụng nước và nhà vệ sinh!” Nguyễn Huyền Trang, sinh viên năm cuối trường Học viện Ngân hàng ở trọ tại khu vực đường Nguyễn Trãi ấm ức kể.
Giá điện, nước, giá nhà tăng khiến hầu hết các sinh viên và những người đi thuê trọ đều phải tính toán để chi tiêu một cách tằn tiện hơn.
“Bố mẹ mình ở quê mỗi tháng cũng phải tiết kiệm lắm mới để ra cho mình được một triệu đồng, giờ thì giá nhà tăng, điện nước tăng nên phải tằn tiện tiền ăn thôi,” Trang cho biết.
Nhọc nhằn... "đất lành chim đậu"
Với sinh viên tại các xóm trọ, mùa thi cử luôn là nỗi khiếp đảm, đe dọa tái phát căn bệnh nan y "viêm màng túi." Do thời điểm này, học sinh đổ xô ra Hà Nội ôn thi đại học nên nhu cầu nhà trọ tăng, việc tìm nhà trọ giá cả phải chăng càng khó hơn "mò kim đáy bể".
Về phần chủ nhà, dựa vào thế khó của sinh viên từ tỉnh lẻ chọn thủ đô như miền đất hứa để học tập, làm việc nên bắt buộc phải có một căn phòng thuê trọ, để lấy cớ tăng giá.
Giữa chốn đất chật người đông, một nhà trọ chất lượng, xóm trọ an ninh trật tự luôn là chốn an cư đáng mơ ước của bất cứ sinh viên nào.
Giang nhắn nhó: “Mình cũng đi tìm nhà khác để thuê nhưng đi hỏi mới biết giá nhà giờ chỗ nào cũng tăng vọt lên, phòng không khép kín cũng phải lên đến 800-900.000 đồng rồi, nên đành ở đây vậy.”
Loan thì cho biết, nếu có ý kiến phản hồi thì chủ nhà trọ mắng cho té tát. Bạn của Loan còn bị một phen tức chết khi chủ nhà phũ phàng: “Chịu được 'nhiệt' thì ở, không thì biến!”
Sinh viên đã thế, những người lao động hoặc công nhân lên Hà Nội làm việc cũng khó khăn không kém. Hai vợ chồng và đứa con gái ba tuổi, cả nhà chị Nguyễn Thị Tân, quê ở Hưng Yên, phải ở trong căn phòng 10m2 vốn dành cho sinh viên với cái giá hơn một triệu đồng mỗi tháng ở khu vực phường Phúc Xá, Long Biên.
Chị Tân buồn bã: “Giá nhà trọ ngày càng tăng một cách khó hiểu, oằn mình mưu sinh chọn thành phố với gánh bún đậu, cá mực và vài cuốc xe ôm không cho phép chúng tôi có thể thuê được căn phòng thoáng đãng hơn. Chỉ thương đứa con nhỏ suốt ngày ốm đau, mụn nhọt...”./.
Hội chứng "tăng toàn diện"
Hết thời gian nghỉ Tết ở quê, hồ hởi lên Hà Nội để chuẩn bị cho một năm mới thì Ngọc Loan, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện thuê trọ ở khu Trương Định, mếu máo khi nhận tin tăng tiền nhà.
Chủ khu trọ nơi Loan ở “tỉnh quẹo” thông báo giá điện nước tăng nên giá nhà cũng phải tăng. Theo đó, tiền điện sẽ lên 3.500 đồng/số, nước lên 60 nghìn đồng/người/tháng, gấp đôi trước đây.
Hương Giang, sinh viên năm thứ 4, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng nhận được tin tăng giá nhà trọ từ một tháng nay. Căn phòng của Giang chỉ vẻn vẹn khoảng 9m2, lọt thỏm cuối đường Phùng Khoang, trước có giá 600.000 đồng, nay được “hét” lên chín trăm nghìn đồng.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+, giá nhà trọ tại Hà Nội tăng trung bình khoảng 10% đến 15%. Ở những khu vực tập trung nhiều trường đại học như khu Giải Phóng, Phùng Khoang, Cầu Giấy, giá nhà tăng 300-400.000 đồng/phòng. Những khu xa hơn như Cổ Nhuế, Nhổn, giá cũng tăng khoảng 100- 200.000 đồng.
Không chỉ có vậy, các chủ nhà còn “té nước theo mưa" cả giá điện, giá nước vì những lí do "trời ơi đất hỡi".
Hằng, sinh viên trường Học viện Tài chính, tỏ ra bất bình: “Sau một đêm thức dậy, giá nước lên 15 nghìn đồng/khối hoặc 70 nghìn đồng/người/tháng, gấp đôi, ba so với trước. Với sự tăng giá vô lý thế này, sinh viên phải dùng nước bẩn, trong đục thất thường bằng giá đắt.”
Đã thế, dù tăng giá tiền nước nhưng nhiều chủ nhà trọ còn kiểm soát lượng nước bơm cho sinh viên sử dụng một cách rất khắt khe.
“Mấy hôm trước chị họ mình có công việc ở gần đây nên vào chỗ mình ăn cơm khoảng một tuần. Thế là bác chủ nhà cũng tính ngày rồi cuối tháng đòi mình phải trả thêm 25.000 đồng tiền nước vì cho rằng ăn cơm xong thì chị mình cũng phải sử dụng nước và nhà vệ sinh!” Nguyễn Huyền Trang, sinh viên năm cuối trường Học viện Ngân hàng ở trọ tại khu vực đường Nguyễn Trãi ấm ức kể.
Giá điện, nước, giá nhà tăng khiến hầu hết các sinh viên và những người đi thuê trọ đều phải tính toán để chi tiêu một cách tằn tiện hơn.
“Bố mẹ mình ở quê mỗi tháng cũng phải tiết kiệm lắm mới để ra cho mình được một triệu đồng, giờ thì giá nhà tăng, điện nước tăng nên phải tằn tiện tiền ăn thôi,” Trang cho biết.
Nhọc nhằn... "đất lành chim đậu"
Với sinh viên tại các xóm trọ, mùa thi cử luôn là nỗi khiếp đảm, đe dọa tái phát căn bệnh nan y "viêm màng túi." Do thời điểm này, học sinh đổ xô ra Hà Nội ôn thi đại học nên nhu cầu nhà trọ tăng, việc tìm nhà trọ giá cả phải chăng càng khó hơn "mò kim đáy bể".
Về phần chủ nhà, dựa vào thế khó của sinh viên từ tỉnh lẻ chọn thủ đô như miền đất hứa để học tập, làm việc nên bắt buộc phải có một căn phòng thuê trọ, để lấy cớ tăng giá.
Giữa chốn đất chật người đông, một nhà trọ chất lượng, xóm trọ an ninh trật tự luôn là chốn an cư đáng mơ ước của bất cứ sinh viên nào.
Giang nhắn nhó: “Mình cũng đi tìm nhà khác để thuê nhưng đi hỏi mới biết giá nhà giờ chỗ nào cũng tăng vọt lên, phòng không khép kín cũng phải lên đến 800-900.000 đồng rồi, nên đành ở đây vậy.”
Loan thì cho biết, nếu có ý kiến phản hồi thì chủ nhà trọ mắng cho té tát. Bạn của Loan còn bị một phen tức chết khi chủ nhà phũ phàng: “Chịu được 'nhiệt' thì ở, không thì biến!”
Sinh viên đã thế, những người lao động hoặc công nhân lên Hà Nội làm việc cũng khó khăn không kém. Hai vợ chồng và đứa con gái ba tuổi, cả nhà chị Nguyễn Thị Tân, quê ở Hưng Yên, phải ở trong căn phòng 10m2 vốn dành cho sinh viên với cái giá hơn một triệu đồng mỗi tháng ở khu vực phường Phúc Xá, Long Biên.
Chị Tân buồn bã: “Giá nhà trọ ngày càng tăng một cách khó hiểu, oằn mình mưu sinh chọn thành phố với gánh bún đậu, cá mực và vài cuốc xe ôm không cho phép chúng tôi có thể thuê được căn phòng thoáng đãng hơn. Chỉ thương đứa con nhỏ suốt ngày ốm đau, mụn nhọt...”./.
Cẩm Hà (Vietnam+)