Ngày 3/12, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức sơ kết 8 năm thực hiện “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” theo Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai thực hiện quyết định này, tỉnh Kiên Giang quy hoạch 22 khu du lịch, diện tích 5.172,5ha, với các loại hình du lịch sinh thái, hỗn hợp, khu phức hợp Bãi Trường, sân golf; xây dựng khu chức năng 12.400ha; rừng 37.802ha; đất nông nghiệp 4.177ha…
Tỉnh tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đảo Phú Quốc, tổng vốn huy động 12.587 tỷ đồng. Một số công trình hạ tầng trọng điểm đã và đang được Kiên Giang triển khai xây dựng như cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, đường vòng quanh đảo và đường trục chính Bắc-Nam đảo, dự án cáp ngầm 110KV Hà Tiên-Phú Quốc, Nhà máy nhiệt điện Phú Quốc 200 MW, nâng cấp hồ nước và hệ thống cấp nước Dương Đông.
Sau 8 năm thực hiện, đề án đã nâng cao hình ảnh “đảo ngọc Phú Quốc,” tỉnh Kiên Giang trên cả nước và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch và trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Kinh tế Phú Quốc phát triển ổn định, tăng trưởng cao, bình quân 22%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 50 triệu đồng/năm; khách du lịch tăng bình quân hơn 13%/năm, với 362.281 lượt người năm 2012; huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11 lần so với năm 2004. Đời sống nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo từ 14% năm 2004, giảm còn 2,24% năm 2011.
Tuy kinh tế Phú Quốc có bước tăng trưởng cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đảo ngọc này. Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước chưa phát huy hiệu quả đồng bộ. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước… chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ-du lịch chưa cao, khách lưu trú, nhất là khách quốc tế còn rất ít. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp…
Huyện đảo Phú Quốc phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng kinh tế bình quân 26%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế gồm: thương mại-dịch vụ 50%, nông-lâm-thủy sản 27%, công nghiệp-xây dựng 23%. Hàng năm, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 5.000 tỷ đồng, thu hút 2 triệu khách du lịch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%.
Phú Quốc cơ bản đạt các tiêu chí là “Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao.” Tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở Phú Quốc.
Tỉnh tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, du lịch sinh thái thân thiện với môi trường tự nhiên.
Tỉnh cũng đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết về phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; quan tâm, hỗ trợ bố trí vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách Trung ương đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho huyện đảo./.
Triển khai thực hiện quyết định này, tỉnh Kiên Giang quy hoạch 22 khu du lịch, diện tích 5.172,5ha, với các loại hình du lịch sinh thái, hỗn hợp, khu phức hợp Bãi Trường, sân golf; xây dựng khu chức năng 12.400ha; rừng 37.802ha; đất nông nghiệp 4.177ha…
Tỉnh tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đảo Phú Quốc, tổng vốn huy động 12.587 tỷ đồng. Một số công trình hạ tầng trọng điểm đã và đang được Kiên Giang triển khai xây dựng như cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, đường vòng quanh đảo và đường trục chính Bắc-Nam đảo, dự án cáp ngầm 110KV Hà Tiên-Phú Quốc, Nhà máy nhiệt điện Phú Quốc 200 MW, nâng cấp hồ nước và hệ thống cấp nước Dương Đông.
Sau 8 năm thực hiện, đề án đã nâng cao hình ảnh “đảo ngọc Phú Quốc,” tỉnh Kiên Giang trên cả nước và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch và trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Kinh tế Phú Quốc phát triển ổn định, tăng trưởng cao, bình quân 22%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 50 triệu đồng/năm; khách du lịch tăng bình quân hơn 13%/năm, với 362.281 lượt người năm 2012; huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11 lần so với năm 2004. Đời sống nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo từ 14% năm 2004, giảm còn 2,24% năm 2011.
Tuy kinh tế Phú Quốc có bước tăng trưởng cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đảo ngọc này. Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước chưa phát huy hiệu quả đồng bộ. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước… chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ-du lịch chưa cao, khách lưu trú, nhất là khách quốc tế còn rất ít. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp…
Huyện đảo Phú Quốc phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng kinh tế bình quân 26%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế gồm: thương mại-dịch vụ 50%, nông-lâm-thủy sản 27%, công nghiệp-xây dựng 23%. Hàng năm, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 5.000 tỷ đồng, thu hút 2 triệu khách du lịch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%.
Phú Quốc cơ bản đạt các tiêu chí là “Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao.” Tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở Phú Quốc.
Tỉnh tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, du lịch sinh thái thân thiện với môi trường tự nhiên.
Tỉnh cũng đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết về phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; quan tâm, hỗ trợ bố trí vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách Trung ương đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho huyện đảo./.
Lê Huy Hải (TTXVN)