Báo cáo của nhóm trên cho rằng một số thảm họa thiên nhiên hiện đang tái diễntheo khoảng cách 20 năm thì đến những năm 2040 và năm 2060, những hiện tượng đócó thể sẽ tái diễn thường xuyên hơn, thậm chí khoảng cách thời gian rút ngắnxuống chỉ còn 2-3 năm.
Ông Aleksei Kokorin, phụ trách chương trình “Khí hậu và Năng lượng” thuộc Quỹbảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF), cho rằng cùng với sự biến đổi nhanh chóngcủa thời tiết, thế giới sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng khí hậu ấmlên mà cả thực trạng bão lũ và sóng thần nhiều hơn.
Dự báo, khu vực châu Âu và vùng Địa Trung Hải, Trung và Bắc Mỹ, Brazil và NamPhi nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với thảm họa hạn hán. Điều đó đòi hỏi cácnước, đặc biệt là các nước phát triển, thực hiện nghiêm túc các cam kết cắt giảmkhí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhóm chuyên viên hy vọng rằng những nhận định của họ sẽ là cơ sở để cộng đồngquốc tế thông qua những giải pháp mới nhằm cắt giảm khí thải nhà kính, ngăn chặnmức độ nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) António Guterrescảnh báo rằng biến đổi khí hậu và hậu quả của nó là nạn di cư ồ ạt ngày càng đedọa hòa bình và an ninh quốc tế.
Theo ông, sản xuất nông nghiệp bị giảm ở các nước đang phát triển, công dâncác quốc đảo nhỏ buộc phải từ bỏ quê hương do nước biển dâng cao, quan hệ hữu cơgiữa biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên nhiên làm hơn 40 triệu người trênthế giới phải di cư, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt các nguồn tài nguyên khanhiếm… là những nguy cơ tiềm ẩn gây ra nạn di cư ồ ạt và tình trạng xung đột trênthế giới.
Biến đổi khí hậu đang làm tăng quy mô và sự phức tạp của tình trạng di cưtrên toàn cầu, do đó không thể tách rời thách thức toàn cầu này với các tháchthức toàn cầu khác như dân số tăng, đô thị hóa, an ninh lương thực, nước và nănglượng.
Ông Guterres kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thực hiện các biện phápkhẩn cấp nhằm hạn chế các tác nhân gây xung đột và di cư của tình trạng biến đổikhí hậu. Cộng đồng quốc tế cần nhanh chóng thúc đẩy chương trình hỗ trợ các nướcnghèo thích nghi và đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, đồng thời thiết lậpcác nguyên tắc chỉ đạo hỗ trợ những người buộc phải rời bỏ quê hương do ảnhhưởng từ các thảm họa thiên nhiên và môi trường. Đây không chỉ là vấn đề nhânđạo cấp bách mà còn tạo ra các điều kiện củng cố hòa bình và an ninh quốc tế./.