Tại thị trường Tokyo phiên 9/12, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âuđang "vắt óc" để tìm ra một thỏa thuận nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ tạiKhu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đồng euro đã đi xuống so với các đồng tiềnchủ chốt khác.
Cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra ở Brusselsđược đánh giá là "chìa khóa" quyết định vận mệnh của khối này.
Chiều 9/12 ở Tokyo, đồng euro giảm xuống 1,328 USD/euro và 103,2 yen/euro,so với mức 1,33411 USD/euro và 103,58 yen/euro ở thời điểm cuối phiên 8/12 tạiNew York.
Trong khi đó, tỷ giá USD/yen hầu như không đổi, đứng ở mức 77,62yen/USD.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, Yoshio Yoshida, chuyên gia giaodịch tại Mizuho Trust and Banking nhận định: về tổng quát, hướng giải quyết cuộckhủng hoảng nợ vẫn chưa chắc chắc, đặc biệt là vấn đề mấu chốt "ai sẽ cung cấptiền để giải quyết khủng hoảng."
Chuyên gia này dự báo, sang tuần tới, đồng euro có thể phục hồi ở mức cao1,37 USD/euro nếu phiên họp thượng đỉnh lần này vượt qua được các "chướng ngạivật."
Đồng euro đi xuống khi các thị trường tỏ ra thất vọng trước thông tin chohay Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ không mua trái phiếu của các nền kinhtế đang chìm trong nợ nần, như người đứng đầu ECB tuyên bố là nếu mua cũng chỉ ởmức "hạn chế" và "tạm thời" mà thôi.
Hội đồng lãnh đạo ECB đã quyết định hạ lãi suất chủ chốt và thúc đẩy cácbiện pháp nhằm hỗ trợ các ngân hàng.
Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi khẳng định ngân hàng này sẽ tiếp tục giữvai trò là "lính cứu hỏa" trong đợt khủng hoảng nợ, nhưng các quyết định cuốicùng vẫn nằm trong tay lãnh đạo các chính phủ.
Phiên họp thượng đỉnh hiện vẫn chưa thống nhất về các quy định mới - đặtra những thay đổi đối với hiệp ước khu vực hiện hành - để đảm bảo nguyên tắc tàichính chặt chẽ hơn trên toàn lục địa.
Ở thời điểm đầu giờ sáng nay, các nhà lãnh đạo châu Âu đã từ bỏ kế hoạchthay đổi hiệp ước đối với toàn bộ 27 nước trong liên minh, thay vào đó là giảipháp cải cách lại hiệp ước đối với Eurozone (gồm 17 quốc gia thành viên).
Phiên 9/12, đồng USD lên giá so với nhiều đồng tiền châu Á, trong đó cówon (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan), peso (Philippines) SGD (Singapore), baht (TháiLan) và rupiah (Indonesia)./.