Trong hai ngày 26 và 27/10, một số xã tại huyện Cù Lao Dung cuối nguồn sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng đã bị thiệt hại nặng do nước lũ đầu nguồn đổ về mạnh cùng với triều cường đỉnh nên nước dâng cao đạt mức cao kỷ lục 2m14.
Nước dâng cao đã gây vỡ và bể 112 đoạn đê bao với tổng chiều dài trên 550 mét, riêng từ nửa đêm về sáng đến trưa 27/10, đã có thêm 63 đoạn đê, bao với 346 mét chiều dài bị bể, vỡ. Vỡ đê, bao đã gây ngập úng, ảnh hưởng đến trên 700 ha mía và hoa màu của nhân dân, trong đó thiệt hại nặng nhất là các xã Đại Ân 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3.
Theo ông Phạm Hồng Văn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cù Lao Dung, hiện cán bộ huyện đã được huy động về các địa bàn xung yếu chỉ đạo khắc phục hậu quả vỡ đê bao, huyện cũng đã huy động các lực lượng ứng cứu, xung kích để khắc phục ngay những đoạn đê bao mới bị vỡ, bể, bồi trúc các đoạn xung yếu.
Đến 13 giờ ngày 27/10, mới khắc phục được 51 đoạn đê bao, còn trên 60 đoạn vẫn đang tiếp tục được khắc phục, tuy nhiên có nhiều đoạn do bị nước phá mạnh, bể sâu và dài hiện vẫn chưa khắc phục được và phải chờ hỗ trợ trong những ngày tới.
Các hộ dân ở Cù Lao Dung cho biết: chưa có năm nào nước lớn như năm nay, khi triều cường lên, Cù lao Dung như lòng chảo nằm lọt giữa biển khơi bốn bề nước lớn, triều cường đợt này lại gặp gió khá lớn nên nhiều đoạn đê bao vững chắc trước đây vẫn bị vỡ, bể.
Theo số liệu quan trắc thủy văn, nước lớn đêm 26 rạng sáng 27/10 ở mức 2m14, cao hơn rất nhiều so với mức kỷ lục năm 2007 là 2m05. Dự kiến, trong ngày 27 và 28, nước triều vẫn còn lớn, việc khắc phục các đoạn đê bao bị bể còn khó khăn và nguy cơ gây vỡ, bể đê bao vẫn còn.
Tại Đồng Tháp, lũ vẫn đang ở mức cao và hiện còn trên 18.000 ha lúa thu đông chưa thu hoạch, công tác phối hợp lực lượng phòng chống lũ vẫn đang tiếp tục. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 250 cụm, tuyến dân cư (2 giai đoạn) và đã bố trí trên 38.000 hộ dân vào ở, góp phần tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân có chỗ ở ổn định, an tâm sinh sống trong mùa lũ.
Khi lũ tràn về phía thượng nguồn uy hiếp các đê bao sản xuất lúa thu đông, tỉnh đã nhanh chóng lập phương án phối hợp phòng chống lũ. Ngoài việc chỉ đạo các địa phương huy động, triển khai thực hiện phương châm " 4 tại chỗ", tính từ đầu tháng 7 đến nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đã huy động trên 200.000 lượt ngày công từ mọi lực lượng tham gia chống lũ. Đồng thời, lực lượng vũ trang còn phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương vận động và hỗ trợ 363 hộ vùng sạt lở nguy hiểm di dời; sơ tán 2.184 hộ vùng ngập sâu đến nơi an toàn và kê kích 7.219 hộ dân.
Theo đánh giá của ông Lê Vĩnh Tân-Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, do có kinh nghiệm về phòng chống lụt bão, đồng thời nhờ Trung ương đầu tư thực hiện xây dựng chương trình cụm, tuyến dân cư, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh theo mức đỉnh lũ năm 2000 cơ bản ổn định nên đến thời điểm này thiệt hại do lũ gây ra so với lũ năm 2000 đã được hạn chế rất nhiều. Như vậy, chủ trương sống chung với lũ của tỉnh Đồng Tháp đến thời điểm này tương đối hoàn chỉnh.
Trong những năm tiếp theo tỉnh Đồng Tháp sẽ xây dựng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, quy hoạch lại những vùng đảm bảo ăn chắc vụ lúa thu đông, hoàn chỉnh đê bao kết hợp xây dựng cụm, tuyến dân cư đảm bảo giảm thiệt hại do lũ gây ra./.
Nước dâng cao đã gây vỡ và bể 112 đoạn đê bao với tổng chiều dài trên 550 mét, riêng từ nửa đêm về sáng đến trưa 27/10, đã có thêm 63 đoạn đê, bao với 346 mét chiều dài bị bể, vỡ. Vỡ đê, bao đã gây ngập úng, ảnh hưởng đến trên 700 ha mía và hoa màu của nhân dân, trong đó thiệt hại nặng nhất là các xã Đại Ân 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3.
Theo ông Phạm Hồng Văn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cù Lao Dung, hiện cán bộ huyện đã được huy động về các địa bàn xung yếu chỉ đạo khắc phục hậu quả vỡ đê bao, huyện cũng đã huy động các lực lượng ứng cứu, xung kích để khắc phục ngay những đoạn đê bao mới bị vỡ, bể, bồi trúc các đoạn xung yếu.
Đến 13 giờ ngày 27/10, mới khắc phục được 51 đoạn đê bao, còn trên 60 đoạn vẫn đang tiếp tục được khắc phục, tuy nhiên có nhiều đoạn do bị nước phá mạnh, bể sâu và dài hiện vẫn chưa khắc phục được và phải chờ hỗ trợ trong những ngày tới.
Các hộ dân ở Cù Lao Dung cho biết: chưa có năm nào nước lớn như năm nay, khi triều cường lên, Cù lao Dung như lòng chảo nằm lọt giữa biển khơi bốn bề nước lớn, triều cường đợt này lại gặp gió khá lớn nên nhiều đoạn đê bao vững chắc trước đây vẫn bị vỡ, bể.
Theo số liệu quan trắc thủy văn, nước lớn đêm 26 rạng sáng 27/10 ở mức 2m14, cao hơn rất nhiều so với mức kỷ lục năm 2007 là 2m05. Dự kiến, trong ngày 27 và 28, nước triều vẫn còn lớn, việc khắc phục các đoạn đê bao bị bể còn khó khăn và nguy cơ gây vỡ, bể đê bao vẫn còn.
Tại Đồng Tháp, lũ vẫn đang ở mức cao và hiện còn trên 18.000 ha lúa thu đông chưa thu hoạch, công tác phối hợp lực lượng phòng chống lũ vẫn đang tiếp tục. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 250 cụm, tuyến dân cư (2 giai đoạn) và đã bố trí trên 38.000 hộ dân vào ở, góp phần tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân có chỗ ở ổn định, an tâm sinh sống trong mùa lũ.
Khi lũ tràn về phía thượng nguồn uy hiếp các đê bao sản xuất lúa thu đông, tỉnh đã nhanh chóng lập phương án phối hợp phòng chống lũ. Ngoài việc chỉ đạo các địa phương huy động, triển khai thực hiện phương châm " 4 tại chỗ", tính từ đầu tháng 7 đến nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đã huy động trên 200.000 lượt ngày công từ mọi lực lượng tham gia chống lũ. Đồng thời, lực lượng vũ trang còn phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương vận động và hỗ trợ 363 hộ vùng sạt lở nguy hiểm di dời; sơ tán 2.184 hộ vùng ngập sâu đến nơi an toàn và kê kích 7.219 hộ dân.
Theo đánh giá của ông Lê Vĩnh Tân-Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, do có kinh nghiệm về phòng chống lụt bão, đồng thời nhờ Trung ương đầu tư thực hiện xây dựng chương trình cụm, tuyến dân cư, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh theo mức đỉnh lũ năm 2000 cơ bản ổn định nên đến thời điểm này thiệt hại do lũ gây ra so với lũ năm 2000 đã được hạn chế rất nhiều. Như vậy, chủ trương sống chung với lũ của tỉnh Đồng Tháp đến thời điểm này tương đối hoàn chỉnh.
Trong những năm tiếp theo tỉnh Đồng Tháp sẽ xây dựng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, quy hoạch lại những vùng đảm bảo ăn chắc vụ lúa thu đông, hoàn chỉnh đê bao kết hợp xây dựng cụm, tuyến dân cư đảm bảo giảm thiệt hại do lũ gây ra./.
(TTXVN/Vietnam+)