Các cặp vợ chồng ở Australia đang có xu hướng chung sống với nhau lâu dài hơn, với thời gian bình quân từ lúc kết hôn đến khi ly dị hiện là 12,3 năm, tăng so với mức bình quân 10,2 năm trong những năm 1980.
Các chuyên gia cho rằng một trong những lý do của hiện tượng này là nhiều cặp vợ chồng đã sống thử trước khi chính thức kết hôn nên không bị trải qua những cú shock của cuộc sống gia đình như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác.
Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu gia đình Australia (AIFS), mang tựa đề "Xu hướng chia tay của các cặp vợ chồng", cho thấy tỷ lệ các cuộc hôn nhân kéo dài dưới 10 năm ở nước này đã giảm xuống trong những thập kỷ gần đây, từ 49% vào năm 1990 xuống 43% vào năm 2000. Trong khi tỷ lệ các cuộc hôn nhân kéo dài trên 20 năm đã tăng từ 20% vào năm 1980 lên 24% vào năm 2000.
Đồng tác giả của báo cáo, Tiến sĩ Lixia Qu cho biết lý do các cuộc hôn nhân ở "xứ sở chuột túi" trở nên lâu bên hơn có thể do một số nhân tố, trong đó có một thực tế quan trọng là các cặp vợ chồng tiêu biểu thường kết hôn muộn hơn và thông thường trước đó đã chung sống với nhau như một kiểu "hôn nhân thử nghiệm" trước khi đi đến quyết định tổ chức đám cưới.
Phát biểu với tờ "Người đưa tin Sydney buổi sáng", bà Lixia Qu nói: "Tôi cho rằng việc mọi người có xu hướng kết hôn muộn là một yếu tố quan trọng, bởi vì điều này đồng nghĩa với việc họ đã trưởng thành hơn và có lẽ là được trang bị tốt hơn khi phải đối diện với hôn nhân. Rõ ràng người ta đã thận trọng hơn khi đưa ra quyết định kết hôn so với thời kỳ trước đây"./.
Các chuyên gia cho rằng một trong những lý do của hiện tượng này là nhiều cặp vợ chồng đã sống thử trước khi chính thức kết hôn nên không bị trải qua những cú shock của cuộc sống gia đình như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác.
Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu gia đình Australia (AIFS), mang tựa đề "Xu hướng chia tay của các cặp vợ chồng", cho thấy tỷ lệ các cuộc hôn nhân kéo dài dưới 10 năm ở nước này đã giảm xuống trong những thập kỷ gần đây, từ 49% vào năm 1990 xuống 43% vào năm 2000. Trong khi tỷ lệ các cuộc hôn nhân kéo dài trên 20 năm đã tăng từ 20% vào năm 1980 lên 24% vào năm 2000.
Đồng tác giả của báo cáo, Tiến sĩ Lixia Qu cho biết lý do các cuộc hôn nhân ở "xứ sở chuột túi" trở nên lâu bên hơn có thể do một số nhân tố, trong đó có một thực tế quan trọng là các cặp vợ chồng tiêu biểu thường kết hôn muộn hơn và thông thường trước đó đã chung sống với nhau như một kiểu "hôn nhân thử nghiệm" trước khi đi đến quyết định tổ chức đám cưới.
Phát biểu với tờ "Người đưa tin Sydney buổi sáng", bà Lixia Qu nói: "Tôi cho rằng việc mọi người có xu hướng kết hôn muộn là một yếu tố quan trọng, bởi vì điều này đồng nghĩa với việc họ đã trưởng thành hơn và có lẽ là được trang bị tốt hơn khi phải đối diện với hôn nhân. Rõ ràng người ta đã thận trọng hơn khi đưa ra quyết định kết hôn so với thời kỳ trước đây"./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)