Ngày 13/6, Standard and Poor's (S&P) đã hạ ba bậc xếp hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp từ B xuống CCC, tức chỉ còn cách mức vỡ nợ bốn bậc, vì cho rằng nguy cơ phá sản của nước thành viên đang ngập trong nợ nần của khu vực đồng euro (Eurozone) này đang gia tăng đáng kể.
Trong khi đó, S&P vẫn giữ nguyên triển vọng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp ở mức tiêu cực, nghĩa là tổ chức này có thể sẽ tiếp tục đưa ra một quyết định giáng cấp nữa trong vòng từ 12 đến 18 tháng tới.
S&P cho rằng những rủi ro đối với quá trình triển khai chương trình vay nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của Hy Lạp đang ngày càng lớn do sự gia tăng trong nhu cầu vốn của nước này, cũng như những bất đồng chính trị ở trong nước xung quanh những điều kiện mà các thể chế quốc tế buộc Hy Lạp phải chấp nhận để đổi lấy gói cứu trợ.
Theo S&P, ngày càng có nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách của châu Âu sẽ thực hiện chương trình tái cơ cấu nợ của Hy Lạp, thông qua một chương trình hoán đổi trái phiếu hoặc bằng cách gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu. Nhưng dựa trên các tiêu chuẩn của S&P, bất kỳ quyết định nào cũng bị coi là sự vỡ nợ trên thực tế.
Với quyết định trên, Hy Lạp trở thành nước đứng dưới cùng trong bảng xếp hạng tín dụng của S&P. Trước đó, ngày 1/6, Moody's cũng hạ xếp hạng trái phiếu của Hy Lạp xuống Caa1. Trong bối cảnh như vậy, ngày 13/6, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp đã tăng hơn 17% lần thứ hai trong năm nay, trước khi đóng cửa ở mức 16,97%.
Phản ứng trước quyết định này, Bộ Tài chính Hy Lạp cho rằng S&P đã làm ngơ trước những nỗ lực cải cách của Chính phủ, nhằm ngăn chặn những vấn đề xảy ra trong quá trình Hy Lạp thực hiện các nghĩa vụ đã hứa để được nhận hỗ trợ của EU và IMF, tức là liên quan tới những lo ngại Athens sẽ không thể hoàn trả được các khoản nợ; cũng như không tính đến các cuộc đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) để tìm kiếm một giải pháp bền vững để tài trợ cho những nhu cầu thanh toán của Hy Lạp.
Quyết định của S&P được đưa ra trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính châu Âu đang chuẩn bị nhóm họp để thảo luận về việc trao cho Hy Lạp một gói cứu trợ mới, với khả năng sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân sở hữu trái phiếu của Hy Lạp đóng góp vào việc đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ bằng cách chấp nhận lùi thời hạn thanh toán./.
Trong khi đó, S&P vẫn giữ nguyên triển vọng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp ở mức tiêu cực, nghĩa là tổ chức này có thể sẽ tiếp tục đưa ra một quyết định giáng cấp nữa trong vòng từ 12 đến 18 tháng tới.
S&P cho rằng những rủi ro đối với quá trình triển khai chương trình vay nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của Hy Lạp đang ngày càng lớn do sự gia tăng trong nhu cầu vốn của nước này, cũng như những bất đồng chính trị ở trong nước xung quanh những điều kiện mà các thể chế quốc tế buộc Hy Lạp phải chấp nhận để đổi lấy gói cứu trợ.
Theo S&P, ngày càng có nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách của châu Âu sẽ thực hiện chương trình tái cơ cấu nợ của Hy Lạp, thông qua một chương trình hoán đổi trái phiếu hoặc bằng cách gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu. Nhưng dựa trên các tiêu chuẩn của S&P, bất kỳ quyết định nào cũng bị coi là sự vỡ nợ trên thực tế.
Với quyết định trên, Hy Lạp trở thành nước đứng dưới cùng trong bảng xếp hạng tín dụng của S&P. Trước đó, ngày 1/6, Moody's cũng hạ xếp hạng trái phiếu của Hy Lạp xuống Caa1. Trong bối cảnh như vậy, ngày 13/6, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp đã tăng hơn 17% lần thứ hai trong năm nay, trước khi đóng cửa ở mức 16,97%.
Phản ứng trước quyết định này, Bộ Tài chính Hy Lạp cho rằng S&P đã làm ngơ trước những nỗ lực cải cách của Chính phủ, nhằm ngăn chặn những vấn đề xảy ra trong quá trình Hy Lạp thực hiện các nghĩa vụ đã hứa để được nhận hỗ trợ của EU và IMF, tức là liên quan tới những lo ngại Athens sẽ không thể hoàn trả được các khoản nợ; cũng như không tính đến các cuộc đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) để tìm kiếm một giải pháp bền vững để tài trợ cho những nhu cầu thanh toán của Hy Lạp.
Quyết định của S&P được đưa ra trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính châu Âu đang chuẩn bị nhóm họp để thảo luận về việc trao cho Hy Lạp một gói cứu trợ mới, với khả năng sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân sở hữu trái phiếu của Hy Lạp đóng góp vào việc đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ bằng cách chấp nhận lùi thời hạn thanh toán./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)