Trong phiên giao dịch ngày 1/10 tại thị trường châu Á, sự chia rẽ sâu sắc tại Quốc hội Mỹ về vấn đề chi tiêu ngân sách đã đẩy Chính phủ nước này đến tình trạng phải ngừng hoạt động lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua do cạn ngân sách, đồng thời khiến đồng USD mất giá so với cả đồng yen và đồng euro.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 98,16 yen/USD, giảm so với mức tương ứng 98,21 yen/USD vào cuối phiên hôm trước (30/9) tại New York và thấp hơn cả mức giao dịch 98,70 yen/USD vào đầu phiên.
Chỉ ít phút trước khi bước sang tài khóa 2014 (ngày 1/10), Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng Sylvia Mathews Burwell đã chỉ thị các cơ quan liên bang bắt đầu áp dụng các biện pháp khi kịch bản chính phủ đóng cửa xảy ra.
Ước tính có từ 800.000 đến 1 triệu công chức liên bang có thể phải nghỉ việc không lương;1,4 triệu binh lính sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ nhưng có thể phải lĩnh lương chậm; Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên. Các ngành và các cơ quan làm các nhiệm vụ thiết yếu như kiểm soát không lưu, kiểm tra hành khách, các toà án liên bang, cơ quan bưu chính, phần lớn nhân viên của Bộ An ninh nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
Các công viên quốc gia, các thư viện và các viện bảo tàng cũng sẽ phải đóng cửa. Trước đó, vào cuối ngày 30/9, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã bác bỏ đề xuất của Hạ viện, mà đảng Cộng hòa chiếm đa số, về việc thành lập một ủy ban lưỡng viện để đàm phán một thỏa thuận về dự luật ngân sách khẩn cấp và nhanh chóng chấm dứt nguy cơ phải đóng cửa Chính phủ.
Kosuke Hanao, người đứng đầu bộ phận ngoại hối thuộc ngân hàng HSBC tại Nhật Bản, cho biết: "Hiện những tác động của việc Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa rõ ràng, bởi vậy nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc định hướng đầu tư."
Trong khi đó, đồng yên lại được hưởng lợi sau kết quả khảo sát mới nhất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho thấy chỉ số lòng tin kinh doanh của nước này trong quý 3/2013 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, ngay trước khi Chính phủ có quyết định chính thức về việc tăng thuế tiêu dùng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ theo đuổi kế hoạch tăng thuế tiêu dùng, song cũng sẽ công bố chi tiết kế hoạch kích thích kinh tế nhằm xoa dịu những tác động của gánh nặng thuế đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có thể bao gồm việc cắt giảm thuế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đồng euro lại vững bước đi lên so với cả đồng USD và đồng yên, bất chấp tình trạng bất ổn chính trị tại Italy đang đe dọa tương lai của Chính phủ non trẻ của nước này. Khép loại phiên này, đồng tiền chung châu Âu giao dịch ở mức 1,3547 USD đổi 1 euro và 132,93 yên đổi 1 euro, tăng so với mức tương ứng 1,3524 USD/euro và 132,81 yên/euro của phiên trước tại thị trường Mỹ.
Cũng trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng Mười này, đồng USD hạ giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đồng peso của Philippines, SGD của Singapore, baht của Thái Lan, Đài tệ của Đài Loan và đồng rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại đi lên so với đồng won của Hàn Quốc./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 98,16 yen/USD, giảm so với mức tương ứng 98,21 yen/USD vào cuối phiên hôm trước (30/9) tại New York và thấp hơn cả mức giao dịch 98,70 yen/USD vào đầu phiên.
Chỉ ít phút trước khi bước sang tài khóa 2014 (ngày 1/10), Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng Sylvia Mathews Burwell đã chỉ thị các cơ quan liên bang bắt đầu áp dụng các biện pháp khi kịch bản chính phủ đóng cửa xảy ra.
Ước tính có từ 800.000 đến 1 triệu công chức liên bang có thể phải nghỉ việc không lương;1,4 triệu binh lính sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ nhưng có thể phải lĩnh lương chậm; Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên. Các ngành và các cơ quan làm các nhiệm vụ thiết yếu như kiểm soát không lưu, kiểm tra hành khách, các toà án liên bang, cơ quan bưu chính, phần lớn nhân viên của Bộ An ninh nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
Các công viên quốc gia, các thư viện và các viện bảo tàng cũng sẽ phải đóng cửa. Trước đó, vào cuối ngày 30/9, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã bác bỏ đề xuất của Hạ viện, mà đảng Cộng hòa chiếm đa số, về việc thành lập một ủy ban lưỡng viện để đàm phán một thỏa thuận về dự luật ngân sách khẩn cấp và nhanh chóng chấm dứt nguy cơ phải đóng cửa Chính phủ.
Kosuke Hanao, người đứng đầu bộ phận ngoại hối thuộc ngân hàng HSBC tại Nhật Bản, cho biết: "Hiện những tác động của việc Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa rõ ràng, bởi vậy nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc định hướng đầu tư."
Trong khi đó, đồng yên lại được hưởng lợi sau kết quả khảo sát mới nhất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho thấy chỉ số lòng tin kinh doanh của nước này trong quý 3/2013 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, ngay trước khi Chính phủ có quyết định chính thức về việc tăng thuế tiêu dùng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ theo đuổi kế hoạch tăng thuế tiêu dùng, song cũng sẽ công bố chi tiết kế hoạch kích thích kinh tế nhằm xoa dịu những tác động của gánh nặng thuế đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có thể bao gồm việc cắt giảm thuế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đồng euro lại vững bước đi lên so với cả đồng USD và đồng yên, bất chấp tình trạng bất ổn chính trị tại Italy đang đe dọa tương lai của Chính phủ non trẻ của nước này. Khép loại phiên này, đồng tiền chung châu Âu giao dịch ở mức 1,3547 USD đổi 1 euro và 132,93 yên đổi 1 euro, tăng so với mức tương ứng 1,3524 USD/euro và 132,81 yên/euro của phiên trước tại thị trường Mỹ.
Cũng trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng Mười này, đồng USD hạ giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đồng peso của Philippines, SGD của Singapore, baht của Thái Lan, Đài tệ của Đài Loan và đồng rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại đi lên so với đồng won của Hàn Quốc./.
Minh Trang (TTXVN)