Cả nước hiện có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện; trong đó có khoảng 6.000 hồ chứa quy mô nhỏ - dung tích chứa dưới 10 triệu m3 hoặc công suất nhà máy thủy điện nhỏ hơn 15MW.
Đây cũng chính là nhóm công trình tiềm ẩn nguy cơ sự cố trong thời gian qua.
Theo nguồn tin từ Bộ Xây dựng, sự cố thường xảy ra tại các dự án quy mô nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư. Ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, nhiều chủ đầu tư do thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ chuyên môn hoặc do lợi ích của doanh nghiệp (tiết kiệm chi phí trong khảo sát, lập thiết kế, thẩm định, ...) nên việc quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng chưa tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành. Thậm chí, chủ đầu tư còn tự thay đổi thiết kế, không tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình gây hậu quả nghiêm trọng như trường hợp thủy điện Đăm Bol-Đạ Tẻl (Lâm Đồng) và thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum).
Với các công trình thủy điện, công tác quan trắc là một phần việc rất quan trọng nhưng nhiều chủ đầu tư lại rất “lơ là”. Theo dẫn chứng từ Bộ Xây dựng, trong số 56 đập thì có tới 33 đập chưa được chủ đập thực hiện quan trắc và 1 đập chưa lắp đặt thiết bị quan trắc như thủy điện Ayun Thượng 1A. Cùng đó, công tác vận hành khai thác, bảo trì theo quy định cũng chưa được các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng thực hiện nghiêm túc, nhất là với công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn chưa tổ chức lập quy trình bảo trì công trình. Thêm vào đó, việc phối hợp kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và ngành liên quan ở một số địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện vẫn còn 12/56 đập chưa thực hiện việc đăng ký an toàn đập; 29/56 đập chưa thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm chất lượng xây dựng đập; 33/46 đập đã đến kỳ kiểm định nhưng chưa được chủ đập kiểm định an toàn đập; 33/56 đập chưa phê duyệt Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập; 17/56 đập chưa có phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập được phê duyệt; 31/56 đập chưa có phương án bảo vệ đập được duyệt; 3/56 hồ chưa có quy trình vận hành điều tiết nước hồ chứa. Đây là những con số tiềm ẩn nguy cơ sự cố tại nhóm công trình này.
Điểm mặt nguyên nhân, những hạn chế, thiếu sót về quản lý an toàn đập một phần do bất cập, khó khăn trong triển khai thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (Nghị định 72). Điển hình là việc phân định vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du, quy trình vận hành liên hồ chứa… chưa rõ ràng, nhất là tại các công trình liên quan đến nhiều tỉnh. Đặc biệt, công tác quản lý an toàn đập của chủ đập còn nhiều hạn chế nhất là tại các tuyến huyện, xã thường bị buông lỏng, thiếu chế tài xử lý.
Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 6/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó đã quy định cụ thể hơn về công tác bảo trì công trình xây dựng, quy định mới về thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng và công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình… Vì vậy, một số quy định tại Nghị định 72 đã không còn phù hợp, cần nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới - Bộ Xây dựng kiến nghị.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, từ khi Nghị định 72 của Chính phủ được ban hành, công tác quản lý an toàn đập đã được cụ thể hóa hơn so với Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi cũng như Pháp lệnh phòng, chống lụt bão trước đó. Qua thời gian 5 năm thực hiện, chất lượng các đập trong phạm vi cả nước đã được kiểm soát tốt hơn, phần nào giảm được sự cố, đặc biệt là đối với những công trình có quy mô lớn, công nghệ mới như đập RCC. Bản thân các địa phương cũng thay đổi nhận thức và quan tâm hơn đến công tác quản lý an toàn đập, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những công trình có dấu hiệu xuống cấp, mất an toàn. Tuy nhiên, đó là với các công trình lớn nhưng nhóm thủy điện vừa và nhỏ vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc này.
Để tăng cường quản lý và phát triển thủy điện, theo đề xuất của Bộ Xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quản lý vận hành hồ đập thuỷ điện. Đồng thời, cần khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, thi công, quan trắc, đánh giá an toàn đập, tăng cường độ chính xác dự báo thời tiết trung và dài hạn để chủ động xả lũ cho công trình, tránh trường hợp lũ kép xảy ra.
Cùng đó, liên bộ, liên ngành cần phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu kiểm soát đầu tư xây dựng, quản lý an toàn đập nhất là đối với các chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân; đồng thời rà soát, chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa tính toán thêm tần suất lũ kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 285-2002 nhằm nâng cao khả năng thoát lũ cho công trình./.
Đây cũng chính là nhóm công trình tiềm ẩn nguy cơ sự cố trong thời gian qua.
Theo nguồn tin từ Bộ Xây dựng, sự cố thường xảy ra tại các dự án quy mô nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư. Ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, nhiều chủ đầu tư do thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ chuyên môn hoặc do lợi ích của doanh nghiệp (tiết kiệm chi phí trong khảo sát, lập thiết kế, thẩm định, ...) nên việc quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng chưa tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành. Thậm chí, chủ đầu tư còn tự thay đổi thiết kế, không tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình gây hậu quả nghiêm trọng như trường hợp thủy điện Đăm Bol-Đạ Tẻl (Lâm Đồng) và thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum).
Với các công trình thủy điện, công tác quan trắc là một phần việc rất quan trọng nhưng nhiều chủ đầu tư lại rất “lơ là”. Theo dẫn chứng từ Bộ Xây dựng, trong số 56 đập thì có tới 33 đập chưa được chủ đập thực hiện quan trắc và 1 đập chưa lắp đặt thiết bị quan trắc như thủy điện Ayun Thượng 1A. Cùng đó, công tác vận hành khai thác, bảo trì theo quy định cũng chưa được các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng thực hiện nghiêm túc, nhất là với công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn chưa tổ chức lập quy trình bảo trì công trình. Thêm vào đó, việc phối hợp kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và ngành liên quan ở một số địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện vẫn còn 12/56 đập chưa thực hiện việc đăng ký an toàn đập; 29/56 đập chưa thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm chất lượng xây dựng đập; 33/46 đập đã đến kỳ kiểm định nhưng chưa được chủ đập kiểm định an toàn đập; 33/56 đập chưa phê duyệt Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập; 17/56 đập chưa có phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập được phê duyệt; 31/56 đập chưa có phương án bảo vệ đập được duyệt; 3/56 hồ chưa có quy trình vận hành điều tiết nước hồ chứa. Đây là những con số tiềm ẩn nguy cơ sự cố tại nhóm công trình này.
Điểm mặt nguyên nhân, những hạn chế, thiếu sót về quản lý an toàn đập một phần do bất cập, khó khăn trong triển khai thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (Nghị định 72). Điển hình là việc phân định vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du, quy trình vận hành liên hồ chứa… chưa rõ ràng, nhất là tại các công trình liên quan đến nhiều tỉnh. Đặc biệt, công tác quản lý an toàn đập của chủ đập còn nhiều hạn chế nhất là tại các tuyến huyện, xã thường bị buông lỏng, thiếu chế tài xử lý.
Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 6/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó đã quy định cụ thể hơn về công tác bảo trì công trình xây dựng, quy định mới về thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng và công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình… Vì vậy, một số quy định tại Nghị định 72 đã không còn phù hợp, cần nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới - Bộ Xây dựng kiến nghị.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, từ khi Nghị định 72 của Chính phủ được ban hành, công tác quản lý an toàn đập đã được cụ thể hóa hơn so với Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi cũng như Pháp lệnh phòng, chống lụt bão trước đó. Qua thời gian 5 năm thực hiện, chất lượng các đập trong phạm vi cả nước đã được kiểm soát tốt hơn, phần nào giảm được sự cố, đặc biệt là đối với những công trình có quy mô lớn, công nghệ mới như đập RCC. Bản thân các địa phương cũng thay đổi nhận thức và quan tâm hơn đến công tác quản lý an toàn đập, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những công trình có dấu hiệu xuống cấp, mất an toàn. Tuy nhiên, đó là với các công trình lớn nhưng nhóm thủy điện vừa và nhỏ vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc này.
Để tăng cường quản lý và phát triển thủy điện, theo đề xuất của Bộ Xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quản lý vận hành hồ đập thuỷ điện. Đồng thời, cần khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, thi công, quan trắc, đánh giá an toàn đập, tăng cường độ chính xác dự báo thời tiết trung và dài hạn để chủ động xả lũ cho công trình, tránh trường hợp lũ kép xảy ra.
Cùng đó, liên bộ, liên ngành cần phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu kiểm soát đầu tư xây dựng, quản lý an toàn đập nhất là đối với các chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân; đồng thời rà soát, chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa tính toán thêm tần suất lũ kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 285-2002 nhằm nâng cao khả năng thoát lũ cho công trình./.
Thu Hằng (TTXVN)