Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 25/10, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Thắt chặt chi tiêu, cắt giảm chi hành chính
Tán thành với đánh giá thực hiện ngân sách năm 2013 của Chính phủ, các đại biểu cho rằng báo cáo đã nhìn nhận thẳng thắn hơn so với những năm trước. Dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng bên cạnh những kết quả đạt được còn nhiều tồn tại, hạn chế như chi hành chính rất lớn, năm sau tăng so với năm trước, chi đầu tư phát triển dàn trải, thậm chí lãng phí, kỷ cương, kỷ luật trong tài chính ngân sách có địa phương, có nơi, có ngành chưa nghiêm, bị buông lỏng; chưa tăng cường công tác kiểm tra truy thu thuế.
Về dự toán ngân sách năm 2014, các đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng), Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đề nghị giải trình cụ thể hơn về mức dự toán tăng thu, dự toán chi đầu tư phát triển, chi đầu tư hàng năm phải nhỏ hơn bội chi cùng kỳ.
Đại biểu kiến nghị việc phân bổ ngân sách phải theo nguyên tắc bám vào các mục tiêu kinh tế xã hội của cả kỳ và kết quả đã thực hiện tới nay, vì ngân sách nhà nước là công cụ để nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra.
Cụ thể hơn, các đại biểu Đào Trọng Thi, Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng cần tính toán lại và thực hiện nghiêm túc tỷ lệ phân bổ ngân sách cho một số lĩnh vực mang tính chất xã hội như giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế vì đó là tỷ trọng tối thiểu để bảo đảm cho những hoạt động cần thiết của từng lĩnh vực, không thể vì tình hình kinh tế khó khăn mà cắt xén bớt.
Nêu quan điểm của mình, đại biểu Đào Trọng Thi cho rằng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ được xác định là “quốc sách hàng đầu” nhưng khi khó khăn là cắt xén đầu tiên, như vậy là chưa xem trọng quốc sách hàng đầu đó.
Chung quan điểm không đồng tình với việc Chính phủ dự kiến cắt giảm 5.000 tỷ đồng chi cho giáo dục, y tế, xã hội, đề nghị phải đảm bảo chỉ số phân bổ như Quốc hội đã đề ra, song, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng nêu lên một thực trạng đáng báo động, đó là lĩnh vực khoa học công nghệ còn có lãng phí nhiều, nhiều dự án bảo vệ xong đút ngăn bàn, chỉ có tác dụng giải ngân, tạo việc làm và đời sống cho một số cán bộ, cho nhóm lợi ích. Không đồng tình với kiểu đầu tư như vậy, đại biểu nhấn mạnh cần phải rà soát lại về tính hiệu quả của việc đầu tư này.
Nhìn nhận chi hành chính chiếm quá lớn, các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Bùi Thị An và Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đề nghị phân bổ ngân sách năm 2014 theo hướng thắt chặt các lĩnh vực, kể cả các dự án chương trình mục tiêu, dự án trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là cắt giảm chi cho hành chính ở mức tối đa. Điều đó phù hợp với quan điểm của Đảng là từ nay đến hết năm 2016 là không tuyển dụng biên chế mới, đại biểu Nguyễn Đình Quyền chỉ rõ.
Đặt câu hỏi chi cho ai, chi cho hành chính tăng bao nhiêu so với năm trước, hô hào quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm chống lãng phí nhưng vẫn vi phạm, xe công vẫn được mua mới trong khi nhu cầu thực sự chỉ chiếm 1/3, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị Chính phủ báo cáo số liệu cụ thể, có chế tài xử lý cụ thể và nghiên cứu thực hiện khoán chi, mạnh dạn khoán tất cả vào lương để phân định trách nhiệm rõ hơn.
Cần mạnh tay cắt giảm một số Chương trình quốc gia không hiệu quả
Đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia còn nặng về cơ chế xin-cho, phát sinh nhiều vấn đề không ổn, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đề nghị trước mắt vẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Quốc hội đã quyết định, không mở rộng thêm.
Về chiến lược lâu dài, cần cắt giảm, thu hẹp và đưa vào cơ chế chi thường xuyên với những tiêu chí và cách quản lý khác minh bạch hơn để khắc phục cơ chế xin cho, ngành “chạy”, địa phương “chạy,” vừa lãng phí, vừa tiêu cực. Chẳng hạn, môi trường là lĩnh vực phải làm lâu dài, mãi mãi, không thể chạy theo Chương trình mục tiêu mãi mà phải đưa vào chi thường xuyên.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) kiến nghị xem xét lại số lượng các Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án thành phần bởi các chương trình mục tiêu quốc gia chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Nhiều chương trình vượt quá nguồn lực, tính lồng ghép không cao...
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang đề nghị các đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng các Chương trình mục tiêu quốc gia còn có sự chồng chéo, hiệu quả sử dụng nguồn ở một số chương trình chưa cao, gây lãng phí.
Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ mạnh tay cắt giảm một số Chương trình quốc gia không hiệu quả, gây phân tán nguồn lực, chỉ nên để lại 3 chương trình trọng điểm: nông thôn mới, nước sạch, y tế.
Vốn trái phiếu Chính phủ: tránh đầu tư dàn trải
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng “Vốn trái phiếu Chính phủ có ý nghĩa rất đẹp nhưng việc sử dụng còn lãng phí, dàn trải.” Từ đánh giá này, đại biểu đồng tình với việc phải phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 để đầu tư phát triển nhưng phải rà soát lại và đầu tư vào công trình có hiệu quả.
Về phát hành trái phiếu chính phủ bổ sung, đa số các đại biểu thống nhất với mức 170.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng Chính phủ cần làm rõ căn cứ đưa ra mức phát hành trái phiếu Chính phủ này. Cùng với phát hành trái phiếu Chính phủ, cần chú ý đến xây dựng thể chế chính sách chặt chẽ; củng cố năng lực bộ máy, chú ý đến con người, sử dụng nguồn lực có chất lượng cao; đầu tư khoa học công nghệ cao...
Nhất trí với Tờ trình Chính phủ, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) đề nghị phải phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo nguồn chi. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về khả năng hấp thụ trái phiếu và vấn đề kiểm soát người sử dụng. Các dự án quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội cần thiết phải sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Những dự án khác cần rà soát, cân đối, siết chặt kỷ luật để bố trí vốn hợp lý, đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung là cần thiết, tuy nhiên cần tính toán kỹ bởi Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, nếu tính toán không kỹ sẽ dẫn tới tỷ lệ chi đầu tư công tăng lên.
Các đại biểu đề nghị đẩy nhanh việc ban hành Luật đầu tư công và cần có nghị quyết của Quốc hội về các hoạt động đầu tư công ra ngoài nước.
Theo chương trình, nội dung thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp toàn thể tại hội trường vào ngày 2/11./.
Thắt chặt chi tiêu, cắt giảm chi hành chính
Tán thành với đánh giá thực hiện ngân sách năm 2013 của Chính phủ, các đại biểu cho rằng báo cáo đã nhìn nhận thẳng thắn hơn so với những năm trước. Dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng bên cạnh những kết quả đạt được còn nhiều tồn tại, hạn chế như chi hành chính rất lớn, năm sau tăng so với năm trước, chi đầu tư phát triển dàn trải, thậm chí lãng phí, kỷ cương, kỷ luật trong tài chính ngân sách có địa phương, có nơi, có ngành chưa nghiêm, bị buông lỏng; chưa tăng cường công tác kiểm tra truy thu thuế.
Về dự toán ngân sách năm 2014, các đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng), Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đề nghị giải trình cụ thể hơn về mức dự toán tăng thu, dự toán chi đầu tư phát triển, chi đầu tư hàng năm phải nhỏ hơn bội chi cùng kỳ.
Đại biểu kiến nghị việc phân bổ ngân sách phải theo nguyên tắc bám vào các mục tiêu kinh tế xã hội của cả kỳ và kết quả đã thực hiện tới nay, vì ngân sách nhà nước là công cụ để nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra.
Cụ thể hơn, các đại biểu Đào Trọng Thi, Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng cần tính toán lại và thực hiện nghiêm túc tỷ lệ phân bổ ngân sách cho một số lĩnh vực mang tính chất xã hội như giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế vì đó là tỷ trọng tối thiểu để bảo đảm cho những hoạt động cần thiết của từng lĩnh vực, không thể vì tình hình kinh tế khó khăn mà cắt xén bớt.
Nêu quan điểm của mình, đại biểu Đào Trọng Thi cho rằng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ được xác định là “quốc sách hàng đầu” nhưng khi khó khăn là cắt xén đầu tiên, như vậy là chưa xem trọng quốc sách hàng đầu đó.
Chung quan điểm không đồng tình với việc Chính phủ dự kiến cắt giảm 5.000 tỷ đồng chi cho giáo dục, y tế, xã hội, đề nghị phải đảm bảo chỉ số phân bổ như Quốc hội đã đề ra, song, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng nêu lên một thực trạng đáng báo động, đó là lĩnh vực khoa học công nghệ còn có lãng phí nhiều, nhiều dự án bảo vệ xong đút ngăn bàn, chỉ có tác dụng giải ngân, tạo việc làm và đời sống cho một số cán bộ, cho nhóm lợi ích. Không đồng tình với kiểu đầu tư như vậy, đại biểu nhấn mạnh cần phải rà soát lại về tính hiệu quả của việc đầu tư này.
Nhìn nhận chi hành chính chiếm quá lớn, các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Bùi Thị An và Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đề nghị phân bổ ngân sách năm 2014 theo hướng thắt chặt các lĩnh vực, kể cả các dự án chương trình mục tiêu, dự án trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là cắt giảm chi cho hành chính ở mức tối đa. Điều đó phù hợp với quan điểm của Đảng là từ nay đến hết năm 2016 là không tuyển dụng biên chế mới, đại biểu Nguyễn Đình Quyền chỉ rõ.
Đặt câu hỏi chi cho ai, chi cho hành chính tăng bao nhiêu so với năm trước, hô hào quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm chống lãng phí nhưng vẫn vi phạm, xe công vẫn được mua mới trong khi nhu cầu thực sự chỉ chiếm 1/3, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị Chính phủ báo cáo số liệu cụ thể, có chế tài xử lý cụ thể và nghiên cứu thực hiện khoán chi, mạnh dạn khoán tất cả vào lương để phân định trách nhiệm rõ hơn.
Cần mạnh tay cắt giảm một số Chương trình quốc gia không hiệu quả
Đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia còn nặng về cơ chế xin-cho, phát sinh nhiều vấn đề không ổn, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đề nghị trước mắt vẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Quốc hội đã quyết định, không mở rộng thêm.
Về chiến lược lâu dài, cần cắt giảm, thu hẹp và đưa vào cơ chế chi thường xuyên với những tiêu chí và cách quản lý khác minh bạch hơn để khắc phục cơ chế xin cho, ngành “chạy”, địa phương “chạy,” vừa lãng phí, vừa tiêu cực. Chẳng hạn, môi trường là lĩnh vực phải làm lâu dài, mãi mãi, không thể chạy theo Chương trình mục tiêu mãi mà phải đưa vào chi thường xuyên.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) kiến nghị xem xét lại số lượng các Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án thành phần bởi các chương trình mục tiêu quốc gia chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Nhiều chương trình vượt quá nguồn lực, tính lồng ghép không cao...
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang đề nghị các đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng các Chương trình mục tiêu quốc gia còn có sự chồng chéo, hiệu quả sử dụng nguồn ở một số chương trình chưa cao, gây lãng phí.
Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ mạnh tay cắt giảm một số Chương trình quốc gia không hiệu quả, gây phân tán nguồn lực, chỉ nên để lại 3 chương trình trọng điểm: nông thôn mới, nước sạch, y tế.
Vốn trái phiếu Chính phủ: tránh đầu tư dàn trải
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng “Vốn trái phiếu Chính phủ có ý nghĩa rất đẹp nhưng việc sử dụng còn lãng phí, dàn trải.” Từ đánh giá này, đại biểu đồng tình với việc phải phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 để đầu tư phát triển nhưng phải rà soát lại và đầu tư vào công trình có hiệu quả.
Về phát hành trái phiếu chính phủ bổ sung, đa số các đại biểu thống nhất với mức 170.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng Chính phủ cần làm rõ căn cứ đưa ra mức phát hành trái phiếu Chính phủ này. Cùng với phát hành trái phiếu Chính phủ, cần chú ý đến xây dựng thể chế chính sách chặt chẽ; củng cố năng lực bộ máy, chú ý đến con người, sử dụng nguồn lực có chất lượng cao; đầu tư khoa học công nghệ cao...
Nhất trí với Tờ trình Chính phủ, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) đề nghị phải phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo nguồn chi. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về khả năng hấp thụ trái phiếu và vấn đề kiểm soát người sử dụng. Các dự án quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội cần thiết phải sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Những dự án khác cần rà soát, cân đối, siết chặt kỷ luật để bố trí vốn hợp lý, đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung là cần thiết, tuy nhiên cần tính toán kỹ bởi Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, nếu tính toán không kỹ sẽ dẫn tới tỷ lệ chi đầu tư công tăng lên.
Các đại biểu đề nghị đẩy nhanh việc ban hành Luật đầu tư công và cần có nghị quyết của Quốc hội về các hoạt động đầu tư công ra ngoài nước.
Theo chương trình, nội dung thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp toàn thể tại hội trường vào ngày 2/11./.
Thanh Vân-Khiếu Tư (TTXVN)