Thủ tướng Chính phủ vừa ký Nghị định số 61/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Nghị định sửa đổi, bổ sung các điều: khoản 2 điều 1; khoản 1 điều 2; điều 3; Điều 7; điều 8; điều 9; điều 11; điều 18; bổ sung điều 21a vào điều 21; điều 22; điều 33; điều 36; khoản 1 điều 49; điều 61; điều 62; khoản 2 điều 64; điều 67.
Theo đó, các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm người nước ngoài, người nghiện ma túy chưa đủ 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam, người bán dâm chưa đủ 16 tuổi.
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hoãn thi hành quyết định nếu đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên; phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị được Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành nếu đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên; bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công và không còn sử dụng ma túy trong thời gian hoãn chấp hành quyết định.
Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 45 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội có trách nhiệm tổ chức Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành công tác quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và Trung tâm quản lý sau cai nghiện; phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và chế độ chính sách cho Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã hỗ trợ cho công tác cai nghiện, quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác lập, xét duyệt hồ sơ, truy tìm đối tượng bỏ trốn, đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh; các khoản đóng góp của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; chế độ miễn giảm các khoản đóng góp, chế độ hỗ trợ 1 phần tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh, tiền học nghề, mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết và các khoản chi phí khác trong thời gian chấp hành quyết định của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh tại trung tâm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/9.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 64/2011/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Nghị định quy định chi tiết thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9./.
Nghị định sửa đổi, bổ sung các điều: khoản 2 điều 1; khoản 1 điều 2; điều 3; Điều 7; điều 8; điều 9; điều 11; điều 18; bổ sung điều 21a vào điều 21; điều 22; điều 33; điều 36; khoản 1 điều 49; điều 61; điều 62; khoản 2 điều 64; điều 67.
Theo đó, các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm người nước ngoài, người nghiện ma túy chưa đủ 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam, người bán dâm chưa đủ 16 tuổi.
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hoãn thi hành quyết định nếu đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên; phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị được Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành nếu đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên; bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công và không còn sử dụng ma túy trong thời gian hoãn chấp hành quyết định.
Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 45 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội có trách nhiệm tổ chức Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành công tác quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và Trung tâm quản lý sau cai nghiện; phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và chế độ chính sách cho Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã hỗ trợ cho công tác cai nghiện, quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác lập, xét duyệt hồ sơ, truy tìm đối tượng bỏ trốn, đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh; các khoản đóng góp của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; chế độ miễn giảm các khoản đóng góp, chế độ hỗ trợ 1 phần tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh, tiền học nghề, mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết và các khoản chi phí khác trong thời gian chấp hành quyết định của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh tại trung tâm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/9.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 64/2011/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Nghị định quy định chi tiết thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9./.
(TTXVN/Vietnam+)