Thư viện dòng họ Lê xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, hoạt động có hiệu quả, trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân trong vùng, góp phần phát triển “văn hóa đọc,” nâng cao nhận thức cho cộng đồng...
Thư viện đặt tại nhà ông Lê Bá Đệ, thôn 5 Trung Nghĩa, xã Nghĩa Ninh. Ông Đệ là người thành lập, đồng thời quản lý kiêm thủ thư của thư viện.
Hơn 30 năm làm nghề giáo cũng là bấy nhiêu năm ông luôn tỉ mỉ, miệt mài sưu tập những cuốn sách quý, chắt lọc tinh hoa để truyền đạt cho học trò với mong muốn học trò của mình có thể được tiếp cận nhiều hơn với bầu trời tri thức rộng lớn. Về hưu, điều khiến ông trăn trở nhất là phải làm sao để số sách đó không trở thành những thứ vô nghĩa, làm thế nào để nhiều người hơn nữa được đọc, được tiếp cận với chúng.
Một lần tình cờ gặp cô học trò cũ đang làm việc tại Thư viện tỉnh, biết ông có nhiều sách quý, cô gợi ý: "Hay là thầy làm một thư viện dòng họ đi. “Lúc đó tôi mới vội à lên, tại sao mình không nghĩ ra cách đó nhỉ? Như vậy sẽ chia sẻ được những cuốn sách mà mình sưu tập được với mọi người, và giúp những người dân xã Nghĩa Ninh vốn chịu nhiều thiệt thòi đặc biệt là vấn đề tiếp cận sách báo vì nằm cách xa trung tâm thành phố có điều kiện thường xuyên đọc sách báo hơn,” ông Đệ hào hứng kể lại.
Ông tâm sự: "chỉ với một hai trăm cuốn sách của tôi thì không thể thành lập một thư viện được, nên tôi cần sự ủng hộ của dòng họ. Khi tôi nêu ra ý tưởng, tất cả mọi người đều rất ủng hộ và đồng ý chung tay gom góp sách. Ngay sau đó, một cuộc phát động đã được diễn ra trong dòng họ, ai ai cũng đóng góp sách tích cực. Thậm chí các con cháu ở xa khi biết dòng họ có thư viện đã gửi sách và đồng thời khuyến khích mọi người trong dòng họ đóng góp lâu dài cho thư viện. "
Nhờ vậy, sau một thời gian ngắn, cùng với số sách được thư viện tỉnh hỗ trợ, năm 2009 thư viện dòng họ Lê đã chính thức đi vào hoạt động với khoảng 1.000 đầu sách đủ các loại, trong đó chủ yếu là sách về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, về văn học, tri thức trẻ…
Còn về địa điểm đặt thư viện, vì không có điều kiện để xây một phòng đọc riêng, tôi đã bàn bạc với mọi người trong gia đình quyết định dành một phòng ngay chính tại nhà của mình để làm phòng đọc cho thư viện. Căn phòng chỉ rộng vài chục mét vuông nhưng thông thoáng, đủ bàn ghế, có một cái kệ sách do Thư viện tỉnh giúp đỡ và một cái kệ nữa do mọi người trong dòng họ đóng góp.
Chỉ hơn 2 năm hoạt động, thư viện dòng họ Lê đã nhanh chóng trở thành địa chỉ hấp dẫn với bà con trong vùng, đón rất nhiều lượt bạn đọc. Thư viện mở cửa phục vụ miễn phí tất cả mọi ngày trong tuần cho mọi người dân có nhu cầu đọc và mượn sách. Ai có yêu cầu gì đều được ông hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình chu đáo. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu mọi người đến đây thực hiện tốt các nội quy của thư viện.
Nhờ làm tốt công tác quản lý và hoạt động có hiệu quả, năm 2010, ông Lê Bá Đệ đại diện cho thư viện dòng họ Lê đã vinh dự được mời tham gia tổng kết các thư viện thuộc các tỉnh Bắc miền Trung tổ chức hai năm một lần. Để hoạt động có hiệu quả hơn, dòng họ Lê đang tích cực kêu gọi mọi người trong dòng họ cũng như trong xã đóng góp sách báo và mong muốn Thư viện tỉnh sẽ ngày càng quan tâm hơn nữa.
Ông Đệ còn cho biết hiện nay dòng họ Lê đang xây dựng nhà thờ họ và sẽ dành một phòng làm phòng đọc của thư viện để người dân có thể thuận tiện đến với thư viện hơn./.
Thư viện đặt tại nhà ông Lê Bá Đệ, thôn 5 Trung Nghĩa, xã Nghĩa Ninh. Ông Đệ là người thành lập, đồng thời quản lý kiêm thủ thư của thư viện.
Hơn 30 năm làm nghề giáo cũng là bấy nhiêu năm ông luôn tỉ mỉ, miệt mài sưu tập những cuốn sách quý, chắt lọc tinh hoa để truyền đạt cho học trò với mong muốn học trò của mình có thể được tiếp cận nhiều hơn với bầu trời tri thức rộng lớn. Về hưu, điều khiến ông trăn trở nhất là phải làm sao để số sách đó không trở thành những thứ vô nghĩa, làm thế nào để nhiều người hơn nữa được đọc, được tiếp cận với chúng.
Một lần tình cờ gặp cô học trò cũ đang làm việc tại Thư viện tỉnh, biết ông có nhiều sách quý, cô gợi ý: "Hay là thầy làm một thư viện dòng họ đi. “Lúc đó tôi mới vội à lên, tại sao mình không nghĩ ra cách đó nhỉ? Như vậy sẽ chia sẻ được những cuốn sách mà mình sưu tập được với mọi người, và giúp những người dân xã Nghĩa Ninh vốn chịu nhiều thiệt thòi đặc biệt là vấn đề tiếp cận sách báo vì nằm cách xa trung tâm thành phố có điều kiện thường xuyên đọc sách báo hơn,” ông Đệ hào hứng kể lại.
Ông tâm sự: "chỉ với một hai trăm cuốn sách của tôi thì không thể thành lập một thư viện được, nên tôi cần sự ủng hộ của dòng họ. Khi tôi nêu ra ý tưởng, tất cả mọi người đều rất ủng hộ và đồng ý chung tay gom góp sách. Ngay sau đó, một cuộc phát động đã được diễn ra trong dòng họ, ai ai cũng đóng góp sách tích cực. Thậm chí các con cháu ở xa khi biết dòng họ có thư viện đã gửi sách và đồng thời khuyến khích mọi người trong dòng họ đóng góp lâu dài cho thư viện. "
Nhờ vậy, sau một thời gian ngắn, cùng với số sách được thư viện tỉnh hỗ trợ, năm 2009 thư viện dòng họ Lê đã chính thức đi vào hoạt động với khoảng 1.000 đầu sách đủ các loại, trong đó chủ yếu là sách về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, về văn học, tri thức trẻ…
Còn về địa điểm đặt thư viện, vì không có điều kiện để xây một phòng đọc riêng, tôi đã bàn bạc với mọi người trong gia đình quyết định dành một phòng ngay chính tại nhà của mình để làm phòng đọc cho thư viện. Căn phòng chỉ rộng vài chục mét vuông nhưng thông thoáng, đủ bàn ghế, có một cái kệ sách do Thư viện tỉnh giúp đỡ và một cái kệ nữa do mọi người trong dòng họ đóng góp.
Chỉ hơn 2 năm hoạt động, thư viện dòng họ Lê đã nhanh chóng trở thành địa chỉ hấp dẫn với bà con trong vùng, đón rất nhiều lượt bạn đọc. Thư viện mở cửa phục vụ miễn phí tất cả mọi ngày trong tuần cho mọi người dân có nhu cầu đọc và mượn sách. Ai có yêu cầu gì đều được ông hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình chu đáo. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu mọi người đến đây thực hiện tốt các nội quy của thư viện.
Nhờ làm tốt công tác quản lý và hoạt động có hiệu quả, năm 2010, ông Lê Bá Đệ đại diện cho thư viện dòng họ Lê đã vinh dự được mời tham gia tổng kết các thư viện thuộc các tỉnh Bắc miền Trung tổ chức hai năm một lần. Để hoạt động có hiệu quả hơn, dòng họ Lê đang tích cực kêu gọi mọi người trong dòng họ cũng như trong xã đóng góp sách báo và mong muốn Thư viện tỉnh sẽ ngày càng quan tâm hơn nữa.
Ông Đệ còn cho biết hiện nay dòng họ Lê đang xây dựng nhà thờ họ và sẽ dành một phòng làm phòng đọc của thư viện để người dân có thể thuận tiện đến với thư viện hơn./.
Hà Giang (TTXVN/Vietnam+)