Báo chí Nam Phi đưa tin giá sừng tê giác đã tăng lên mức 400.000 rand (59.000 USD)/kg, khiến giá mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn vàng.
Cùng với giá sừng tê giác tăng, hoạt động săn bắn trái phép loài vật này đang ở thành thảm họa tại Nam Phi. Trong năm 2010, có 330 con tê giác đã bị bắt giết để lấy sừng trên khắp đất nước này.
Theo Hiệp hội tê giác quốc tế, nhu cầu lớn là nguyên nhân đẩy giá sừng tê giác lên cao.
Báo chí Nam Phi mới đây đã đưa tin về vụ 5 kẻ bị nghi ngờ săn bắn trái phép đã bị bắn chết tại Công viên Quốc gia Kruger National Park trong vụ thanh toán lẫn nhau giữa các băng đảng tội phạm chuyên vận chuyển sừng tê giác sang Đông Á.
Theo thống kê, săn bắn tê giác trái phép gây thiệt hại cho Nam Phi ít nhất 250 triệu rand (38 triệu USD) trong năm ngoái.
Pelham Jones thuộc Hiệp hội các chủ sở hữu tê giác tại Nam Phi nói rằng các chủ nuôi tê giác đang mất dần niềm tin khi đầu tư vào tê giác vì nguy cơ bị săn trộm cao và chi phí lớn để bảo vệ loài vật quý giá này./.
Cùng với giá sừng tê giác tăng, hoạt động săn bắn trái phép loài vật này đang ở thành thảm họa tại Nam Phi. Trong năm 2010, có 330 con tê giác đã bị bắt giết để lấy sừng trên khắp đất nước này.
Theo Hiệp hội tê giác quốc tế, nhu cầu lớn là nguyên nhân đẩy giá sừng tê giác lên cao.
Báo chí Nam Phi mới đây đã đưa tin về vụ 5 kẻ bị nghi ngờ săn bắn trái phép đã bị bắn chết tại Công viên Quốc gia Kruger National Park trong vụ thanh toán lẫn nhau giữa các băng đảng tội phạm chuyên vận chuyển sừng tê giác sang Đông Á.
Theo thống kê, săn bắn tê giác trái phép gây thiệt hại cho Nam Phi ít nhất 250 triệu rand (38 triệu USD) trong năm ngoái.
Pelham Jones thuộc Hiệp hội các chủ sở hữu tê giác tại Nam Phi nói rằng các chủ nuôi tê giác đang mất dần niềm tin khi đầu tư vào tê giác vì nguy cơ bị săn trộm cao và chi phí lớn để bảo vệ loài vật quý giá này./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)