Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia của Mỹ (NBER) ngày 20/9 tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua ở Mỹ, kéo dài nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi những năm 1930 của thế kỷ trước, đã chấm dứt từ tháng 6/2009.
Tuy nhiên, NBER cho rằng điều này không có nghĩa là nền kinh tế Mỹ đã quay trở lại hoạt động ở công suất bình thường, đồng thời cảnh báo rằng mặc dù suy thoái chấm dứt nhưng các hoạt động kinh tế đôi khi vẫn thấp hơn bình thường trước khi tăng trưởng trở lại.
Sau một cuộc họp vào hồi tháng Tư, một số thành viên của NBER bày tỏ quan ngại về khả năng nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể rơi trở lại vào suy thoái. Tuy nhiên, trong tuyên bố lần này, NBER khẳng định bất kỳ sự suy giảm mới nào sẽ đánh dấu một cuộc suy thoái mới, chứ không phải là sự tiếp tục cuộc suy thoái bắt đầu vào tháng 12/2007.
Ông Harm Bandholz, nhà kinh tế trưởng của UniCredit Research ở New York, nói rằng do không có sự cải thiện ở thị trường lao động, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kéo dài, sự phục hồi vẫn được cảm nhận như là một sự suy thoái đối với nhiều hộ gia đình.
Các quan chức Mỹ đang nỗ lực tìm cách đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế chậm chạp, được coi là nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức cao ngất ngưởng 9,6%. Dự kiến trong cuộc họp ngày 21/9, ủy ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ thảo luận liệu có kéo dài các biện pháp hỗ trợ như duy trì tỷ lệ lãi suất siêu thấp để kích thích nền kinh tế hay không.
Phát biểu ngay sau tuyên bố của NBER, Tổng thống Barack Obama nói rằng việc tuyên bố suy thoái chấm dứt không làm thay đổi thực tế nghiệt ngã đối với nhiều người.
Ông Obama nói: "Rõ ràng hiện nay còn hàng triệu người bị mất việc làm, người dân chứng kiến giá nhà giảm sút và nhiều người vẫn đang vật lộn để chi trả các hóa đơn hàng ngày."
Ông Obama cho rằng kinh tế yếu kém vẫn đang ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp 9,6% không thể giảm trong một thời gian ngắn. Sau khi nhắc lại rằng khó khăn kinh tế hiện nay là hậu quả của chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Obama kêu gọi người dân Mỹ hãy kiên nhẫn hơn./.
Tuy nhiên, NBER cho rằng điều này không có nghĩa là nền kinh tế Mỹ đã quay trở lại hoạt động ở công suất bình thường, đồng thời cảnh báo rằng mặc dù suy thoái chấm dứt nhưng các hoạt động kinh tế đôi khi vẫn thấp hơn bình thường trước khi tăng trưởng trở lại.
Sau một cuộc họp vào hồi tháng Tư, một số thành viên của NBER bày tỏ quan ngại về khả năng nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể rơi trở lại vào suy thoái. Tuy nhiên, trong tuyên bố lần này, NBER khẳng định bất kỳ sự suy giảm mới nào sẽ đánh dấu một cuộc suy thoái mới, chứ không phải là sự tiếp tục cuộc suy thoái bắt đầu vào tháng 12/2007.
Ông Harm Bandholz, nhà kinh tế trưởng của UniCredit Research ở New York, nói rằng do không có sự cải thiện ở thị trường lao động, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kéo dài, sự phục hồi vẫn được cảm nhận như là một sự suy thoái đối với nhiều hộ gia đình.
Các quan chức Mỹ đang nỗ lực tìm cách đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế chậm chạp, được coi là nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức cao ngất ngưởng 9,6%. Dự kiến trong cuộc họp ngày 21/9, ủy ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ thảo luận liệu có kéo dài các biện pháp hỗ trợ như duy trì tỷ lệ lãi suất siêu thấp để kích thích nền kinh tế hay không.
Phát biểu ngay sau tuyên bố của NBER, Tổng thống Barack Obama nói rằng việc tuyên bố suy thoái chấm dứt không làm thay đổi thực tế nghiệt ngã đối với nhiều người.
Ông Obama nói: "Rõ ràng hiện nay còn hàng triệu người bị mất việc làm, người dân chứng kiến giá nhà giảm sút và nhiều người vẫn đang vật lộn để chi trả các hóa đơn hàng ngày."
Ông Obama cho rằng kinh tế yếu kém vẫn đang ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp 9,6% không thể giảm trong một thời gian ngắn. Sau khi nhắc lại rằng khó khăn kinh tế hiện nay là hậu quả của chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Obama kêu gọi người dân Mỹ hãy kiên nhẫn hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)