Không chỉ các bến xe, nhà ga, cổng trường đại học, mà nhiều chốn linh thiêng ở Thủ đô như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chùa Hà, Phủ Tây Hồ cũng đang “nóng” hơn bởi lượng sỹ tử đổ về cầu mong có một kết quả thi “viên mãn,” khi mà quan niệm "học tài thi phận" vẫn đang phổ biến.
Khác hẳn vẻ u tịch thường thấy, hai ngày trước khi diễn ra kỳ thi đại học cao đẳng năm 2013, nhiều sân chùa ở Hà Nội bất ngờ “tăng nhiệt” bởi các sỹ tử.
Sau những vái lạy thành kính tại phủ Tây Hồ, sỹ tử Nguyễn Thị Nhung ở Hải Hà, Quảng Ninh chia sẻ: "Em cầu thần, phật mang cho em nhiều may mắn, có sức khỏe làm bài tốt, đề thi trúng “tủ,” mong muốn được có tên trong danh sách trúng tuyển Đại học Thương mại."
Ông Thoại, bố của Nhung phân trần, các cụ thường bảo “có thờ có thiêng, có kiêng có lành.” Vẫn biết kiến thức sẽ quyết định việc điểm cao hay thấp trong kỳ thi, nhưng với tâm lý căng thẳng, lo lắng của cả gia đình thì đến chùa cũng là “liều thuốc an thần” hữu hiệu trong lúc này.
Tại khu vực xung quanh Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ngay từ sáng sớm đã tấp nập hẳn lên. Người chờ xếp hàng mua vé vào cổng, người đợi gửi xe đông nghịt khiến giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn.
Theo Ban quản lý Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám thì nhiều năm gần đây, vào các đợt tuyển sinh đại học, lượng khách đến khu di tích luôn tăng đột biến, cao điểm có ngày ước khoảng 30.000-40.0000 học sinh và khách vào tham quan, trong đó đa phần là học sinh và phụ huynh từ các tỉnh về Hà Nội dự thi.
Về vấn đề bảo vệ các tấm bia tiến sỹ vừa được công nhận Di sản Tư liệu thế giới trước vấn nạn “xoa đầu rùa, sờ bia,” Giám đốc Văn Miếu cho biết quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân, bởi với lượng khách quá đông, dù có áp dụng các biện pháp cũng không thể kiểm soát được.
Hai điểm được coi là “tâm nhiệt” nhất của Văn Miếu là khu Nhà bia và điện Đại thành nơi đặt ban thờ và tượng Khổng Tử. Tại đây, sinh viên tình nguyện và nhân viên trung tâm liên tục phải giải thích, nhắc nhở từ chuyện xoa đầu rùa đến chuyện không thắp hương quá nhiều, gây khói mù mịt, ảnh hưởng đến di tích.
Ông Đỗ Văn Dụng, phụ huynh em Đỗ Ngọc Thạch ở tỉnh Hải Dương cho biết: "Trước đây chỉ biết Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua sách báo, truyền hình nên lần này đưa con trai đi thi Đại học Kinh tế Quốc dân, cả hai cha con cũng đến đây cho biết. Tại đây thấy nhiều người thắp hương khấn vái, sờ đầu rùa thì tôi cũng làm theo họ, với hy vọng con tôi gặp được may mắn trong kỳ thi này."
Trái ngược lại là hình ảnh mồ hôi chảy ròng ròng trên gương mặt Bùi Tuấn Anh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Đối phó với tình trạng sờ đầu rùa thật không đơn giản. Thí sinh cứ lao lên, mình cũng khó cản, chỉ hạn chế phần nào thôi, mặc dù Tuấn Anh cùng nhóm của mình hoạt động rất tích cực nhưng vẫn “canh” không xuể cho 82 tấm bia tiến sỹ trong Văn Miếu. Hễ lơ là một chút là lại có người vụt lao vào sờ đầu rùa, đặt vàng hương, tiền lẻ," Tuấn Anh cho biết.
Một góc nhìn khác, bên cạnh những thí sinh đến chùa, đền cầu khấn thì cửa thiền cũng là nơi nhiều thí sinh chọn là điểm để “sôi kinh nấu sử.”
Em Nguyễn Văn Thành ở tỉnh Thái Bình lên Hà Nội ôn thi Học Viện Báo chí tuyên truyền, được các anh chị cùng quê “bật mí” cạnh trường có chùa Hà mát mẻ, yên tĩnh nên ngoài giờ ở “lò” luyện, em thường đến đây học bài. Mấy ngày qua trời thời tiết ở Hà Nội nắng nóng trong phòng trọ nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, thì ở dưới các bóng cây chùa Hà đúng là nơi lý tưởng để học.
Tại những góc khuất, yên tĩnh vẫn thấp thoáng hình ảnh các sỹ tử với túi sách vở, chai nước lọc miệt mài ôn bài với mong muốn tận dụng thời gian, không gian để thu nạp thêm kiến thức để bước vào kỳ thi quan trọng trong đời.
Nhiều sỹ tử cho biết, đến với nơi cửa Phật để ôn học còn học được tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần tự giác rất cao của đạo Phật.
Với quan niệm còn coi trọng “thầy hơn thợ” nên áp lực thi cử vẫn là vấn đề không tránh khỏi. Vì vậy lên chùa những ngày này để cầu may, học tìm sự thanh thản cho tâm hồn, giải tỏa căng thẳng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, kiến thức sẽ quyết định chính sự đỗ đạt trong các kỳ thi, do đó không nên thái quá với việc lễ bái cầu may./.
Khác hẳn vẻ u tịch thường thấy, hai ngày trước khi diễn ra kỳ thi đại học cao đẳng năm 2013, nhiều sân chùa ở Hà Nội bất ngờ “tăng nhiệt” bởi các sỹ tử.
Sau những vái lạy thành kính tại phủ Tây Hồ, sỹ tử Nguyễn Thị Nhung ở Hải Hà, Quảng Ninh chia sẻ: "Em cầu thần, phật mang cho em nhiều may mắn, có sức khỏe làm bài tốt, đề thi trúng “tủ,” mong muốn được có tên trong danh sách trúng tuyển Đại học Thương mại."
Ông Thoại, bố của Nhung phân trần, các cụ thường bảo “có thờ có thiêng, có kiêng có lành.” Vẫn biết kiến thức sẽ quyết định việc điểm cao hay thấp trong kỳ thi, nhưng với tâm lý căng thẳng, lo lắng của cả gia đình thì đến chùa cũng là “liều thuốc an thần” hữu hiệu trong lúc này.
Tại khu vực xung quanh Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ngay từ sáng sớm đã tấp nập hẳn lên. Người chờ xếp hàng mua vé vào cổng, người đợi gửi xe đông nghịt khiến giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn.
Theo Ban quản lý Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám thì nhiều năm gần đây, vào các đợt tuyển sinh đại học, lượng khách đến khu di tích luôn tăng đột biến, cao điểm có ngày ước khoảng 30.000-40.0000 học sinh và khách vào tham quan, trong đó đa phần là học sinh và phụ huynh từ các tỉnh về Hà Nội dự thi.
Về vấn đề bảo vệ các tấm bia tiến sỹ vừa được công nhận Di sản Tư liệu thế giới trước vấn nạn “xoa đầu rùa, sờ bia,” Giám đốc Văn Miếu cho biết quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân, bởi với lượng khách quá đông, dù có áp dụng các biện pháp cũng không thể kiểm soát được.
Hai điểm được coi là “tâm nhiệt” nhất của Văn Miếu là khu Nhà bia và điện Đại thành nơi đặt ban thờ và tượng Khổng Tử. Tại đây, sinh viên tình nguyện và nhân viên trung tâm liên tục phải giải thích, nhắc nhở từ chuyện xoa đầu rùa đến chuyện không thắp hương quá nhiều, gây khói mù mịt, ảnh hưởng đến di tích.
Ông Đỗ Văn Dụng, phụ huynh em Đỗ Ngọc Thạch ở tỉnh Hải Dương cho biết: "Trước đây chỉ biết Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua sách báo, truyền hình nên lần này đưa con trai đi thi Đại học Kinh tế Quốc dân, cả hai cha con cũng đến đây cho biết. Tại đây thấy nhiều người thắp hương khấn vái, sờ đầu rùa thì tôi cũng làm theo họ, với hy vọng con tôi gặp được may mắn trong kỳ thi này."
Trái ngược lại là hình ảnh mồ hôi chảy ròng ròng trên gương mặt Bùi Tuấn Anh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Đối phó với tình trạng sờ đầu rùa thật không đơn giản. Thí sinh cứ lao lên, mình cũng khó cản, chỉ hạn chế phần nào thôi, mặc dù Tuấn Anh cùng nhóm của mình hoạt động rất tích cực nhưng vẫn “canh” không xuể cho 82 tấm bia tiến sỹ trong Văn Miếu. Hễ lơ là một chút là lại có người vụt lao vào sờ đầu rùa, đặt vàng hương, tiền lẻ," Tuấn Anh cho biết.
Một góc nhìn khác, bên cạnh những thí sinh đến chùa, đền cầu khấn thì cửa thiền cũng là nơi nhiều thí sinh chọn là điểm để “sôi kinh nấu sử.”
Em Nguyễn Văn Thành ở tỉnh Thái Bình lên Hà Nội ôn thi Học Viện Báo chí tuyên truyền, được các anh chị cùng quê “bật mí” cạnh trường có chùa Hà mát mẻ, yên tĩnh nên ngoài giờ ở “lò” luyện, em thường đến đây học bài. Mấy ngày qua trời thời tiết ở Hà Nội nắng nóng trong phòng trọ nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, thì ở dưới các bóng cây chùa Hà đúng là nơi lý tưởng để học.
Tại những góc khuất, yên tĩnh vẫn thấp thoáng hình ảnh các sỹ tử với túi sách vở, chai nước lọc miệt mài ôn bài với mong muốn tận dụng thời gian, không gian để thu nạp thêm kiến thức để bước vào kỳ thi quan trọng trong đời.
Nhiều sỹ tử cho biết, đến với nơi cửa Phật để ôn học còn học được tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần tự giác rất cao của đạo Phật.
Với quan niệm còn coi trọng “thầy hơn thợ” nên áp lực thi cử vẫn là vấn đề không tránh khỏi. Vì vậy lên chùa những ngày này để cầu may, học tìm sự thanh thản cho tâm hồn, giải tỏa căng thẳng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, kiến thức sẽ quyết định chính sự đỗ đạt trong các kỳ thi, do đó không nên thái quá với việc lễ bái cầu may./.
Mạnh Khánh (TTXVN)