Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây thông báo kế hoạch giảm quy mô chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay đã gây ra những phản ứng trên các thị trường trái phiếu Âu, Mỹ cũng như tại các thị trường mới nổi - nơi tiếp nhận dòng vốn từ các nền kinh tế lớn thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng.
Lãi suất trái phiếu trên các thị trường thứ cấp ở Mỹ và châu Âu cũng như của nhiều nước mới nổi tăng mạnh sau thông báo của Fed về việc sẽ bắt đầu giảm mức độ nới lỏng tiền tệ, khi khiến nhà đầu tư ồ ạt bán ra, do lo ngại rằng tình trạng thiếu tiền sẽ sớm xảy ra.
Việc lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng có nghĩa các chính phủ có thể phải trả phí vay mượn cao hơn khi phát hành trái phiếu mới.
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Fed nhằm bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc mua các tài sản từ các thiết chế tài chính đã dẫn tới việc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để có được lợi nhuận cao. Tiền mà Fed bơm ra đã được đổ vào thị trường chứng khoán và cả trái phiếu của các nước khác, thậm chí là vào các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, một phần số tiền đó đã thoái lui khỏi các thị trường mới nổi, với việc các thị trường chứng khoán lao dốc trong những tuần gần đây.
Trước xu hướng thay đổi dòng chảy vốn đó, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim tuyên bố thiết chế tài chính này sẵn sàng giúp các nước đang phát triển đối phó với việc lãi suất tăng do Fed điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Ông khẳng định WB sẽ nỗ lực hơn nữa để đảm bảo số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà các nước đang phát triển cần. Chi phí vay mượn ở một số nước đang phát triển đã tăng do dự đoán nguồn tiền từ Fed sẽ giảm đi.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cảnh báo rằng các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu dừng chính sách tiền tệ nới lỏng khi các doanh nghiệp đã vững vàng hơn và chỉ các chính phủ mới quyết định được về các cải cách cơ cấu cần thiết.
[Tín hiệu sáng từ kinh tế Mỹ giúp Phố Wall phục hồi]
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo sự điều chỉnh giá và lãi suất trái phiếu dài hạn sẽ vẫn tiếp tục và việc kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ như đã được báo trước có thể làm vỡ bong bóng trên thị trường trái phiếu. Sự hỗn loạn trên thị trường tài chính có thể gây tác động nghiêm trọng lên các nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ.
Trong khi đó, (lãi suất) thị trường trái phiếu chính phủ được hiệu chỉnh theo lạm phát (TIPS) của Mỹ giảm xuống các mức thấp được cho là chỉ thấy trong giai đoạn khủng hoảng.
TIPS là một trong những lựa chọn đầu tư hàng đầu trong những năm gần đây, khi nhà đầu tư có nhu cầu được bảo vệ trước khả năng lạm phát tăng do chương trình mua trái phiếu của Fed và với loại trái phiếu này thì lãi suất sẽ tăng khi lạm phát tăng.
Tuy nhiên, việc Fed bác bỏ lo ngại về vấn đề lạm phát thấp, cho rằng sức ép lạm phát sẽ tăng trở lại và nói ngân hàng này sẽ tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, cho dù các nhà đầu tư mong muốn Fed sẽ tiếp tục mua trái phiếu cho đến khi lạm phát tăng vượt mức mục tiêu 2%./.
Lãi suất trái phiếu trên các thị trường thứ cấp ở Mỹ và châu Âu cũng như của nhiều nước mới nổi tăng mạnh sau thông báo của Fed về việc sẽ bắt đầu giảm mức độ nới lỏng tiền tệ, khi khiến nhà đầu tư ồ ạt bán ra, do lo ngại rằng tình trạng thiếu tiền sẽ sớm xảy ra.
Việc lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng có nghĩa các chính phủ có thể phải trả phí vay mượn cao hơn khi phát hành trái phiếu mới.
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Fed nhằm bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc mua các tài sản từ các thiết chế tài chính đã dẫn tới việc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để có được lợi nhuận cao. Tiền mà Fed bơm ra đã được đổ vào thị trường chứng khoán và cả trái phiếu của các nước khác, thậm chí là vào các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, một phần số tiền đó đã thoái lui khỏi các thị trường mới nổi, với việc các thị trường chứng khoán lao dốc trong những tuần gần đây.
Trước xu hướng thay đổi dòng chảy vốn đó, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim tuyên bố thiết chế tài chính này sẵn sàng giúp các nước đang phát triển đối phó với việc lãi suất tăng do Fed điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Ông khẳng định WB sẽ nỗ lực hơn nữa để đảm bảo số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà các nước đang phát triển cần. Chi phí vay mượn ở một số nước đang phát triển đã tăng do dự đoán nguồn tiền từ Fed sẽ giảm đi.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cảnh báo rằng các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu dừng chính sách tiền tệ nới lỏng khi các doanh nghiệp đã vững vàng hơn và chỉ các chính phủ mới quyết định được về các cải cách cơ cấu cần thiết.
[Tín hiệu sáng từ kinh tế Mỹ giúp Phố Wall phục hồi]
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo sự điều chỉnh giá và lãi suất trái phiếu dài hạn sẽ vẫn tiếp tục và việc kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ như đã được báo trước có thể làm vỡ bong bóng trên thị trường trái phiếu. Sự hỗn loạn trên thị trường tài chính có thể gây tác động nghiêm trọng lên các nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ.
Trong khi đó, (lãi suất) thị trường trái phiếu chính phủ được hiệu chỉnh theo lạm phát (TIPS) của Mỹ giảm xuống các mức thấp được cho là chỉ thấy trong giai đoạn khủng hoảng.
TIPS là một trong những lựa chọn đầu tư hàng đầu trong những năm gần đây, khi nhà đầu tư có nhu cầu được bảo vệ trước khả năng lạm phát tăng do chương trình mua trái phiếu của Fed và với loại trái phiếu này thì lãi suất sẽ tăng khi lạm phát tăng.
Tuy nhiên, việc Fed bác bỏ lo ngại về vấn đề lạm phát thấp, cho rằng sức ép lạm phát sẽ tăng trở lại và nói ngân hàng này sẽ tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, cho dù các nhà đầu tư mong muốn Fed sẽ tiếp tục mua trái phiếu cho đến khi lạm phát tăng vượt mức mục tiêu 2%./.
Lê Minh (TTXVN)