Chúng tôi đến Trung tâm Phúc Tuệ, thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội trong nắng xuân mà lòng se sắt. Ám ảnh mãi với người đến đây hẳn là những cái thân hình lắc lư và tiếng kêu hú rất lạ của đám trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về trí tuệ ở đây.
“Thiện căn ở tại lòng ta…”
Bà Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Phúc Tuệ tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc nhỏ hẹp của bà. Ấn tượng với chúng tôi là trên tường có treo khung hình chữ “Tâm” và hai câu thơ “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm cộng lại bằng ba chữ tài.”
Bà Hương cho biết, hiện tại, trung tâm tiếp nhận 80 trẻ khuyết tật về trí tuệ, trong đó có 30 trẻ tự kỷ. Theo lời bà, những đứa trẻ đến với trung tâm này chủ yếu là con của những gia đình lao động có thu nhập vừa và thấp.
Với tấm lòng hướng về những trẻ tự kỷ và khuyết tật về trí tuệ trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên học phí của mỗi cháu ở trung tâm chưa đến tám trăm ngàn đồng mỗi tháng.
Đồng cảm, một lòng với tâm tư của người chèo lái trung tâm nên các cán bộ, giáo viên của trung tâm, có những người đã gắn bó với trung tâm cả chục năm từ ngày đầu mới thành lập. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, lương của người “kỳ cựu” cũng chỉ ba triệu đồng. Với người mới vào thì lương chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Mà để nhận được đồng lương còm cõi ấy, các chị phải đổ ra bao tâm huyết và trí lực.
Làm việc trong môi trường này không ít lần các giáo viên gặp phải sự cố. Các cô kể rằng, có cô đang chơi với trẻ thì bị chúng tát bôm bốp vào mặt. Đau thì đau vậy nhưng hiểu đó là bệnh của con nên các cô không giận mà càng thương chúng đến xót xa. Còn có những bữa ăn, đám trẻ không chịu ăn cứ phun phì phì, thức ăn bắn tứ tung…
Như lời của một cô giáo dạy trẻ tại trung tâm này, làm việc ở đây mà chẳng có sức khỏe và thần kinh không vững thì các cô cũng mắc bệnh tâm thần “như chơi.” Nếu không có một tình thương sâu sắc như là cơ duyên thì mấy ai gắn được với nghề này.
Song, nếu chỉ có tình yêu và sức lực tinh thần, thể xác cũng chưa đủ để thành công với nghề. Bà Vũ Thị Minh Hương cho biết, để cải thiện được bệnh tự kỷ ở trẻ, các cán bộ, giáo viên của trung tâm phải hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Do vậy, ngoài những kiến thức đã có, cán bộ và giáo viên của trung tâm thường xuyên được tham gia vào các lớp tập huấn, ngoại khóa do các chuyên gia trong và ngoài nước hướng dẫn.
Khi chúng tôi hỏi bà, ở đây có áp dụng biện pháp mạnh như dọa, đánh đòn để chấn chỉnh các cháu không thì bà thành thật nói rằng, đó chỉ là biện pháp mang tính hạ sách rất ít khi phải dùng tới. Bà giải thích, đối với trường hợp trẻ tự kỷ, việc dạy chúng chỉ hiệu quả khi cho trẻ được ở trạng thái thoải mái nhất, càng o ép chúng càng phản kháng.
Những khắc khoải buồn...
"Học phổ thông thì có chuyển cấp. Nhưng trẻ tự kỷ mà lớn thì bên cạnh niềm vui tiến bộ không biết đưa các con vào đâu," bà Hương tâm sự trong niềm khắc khoải.
Bà Giám đốc Trung tâm kể: Có nhiều cháu bị tự kỷ đã theo trung tâm đến nay đã gần chục năm. Đó là cháu Hải Đ., cháu Nam Anh. Cho dù Trung tâm còn có cơ sở 2 ở Thạch Cầu, Long Biên. Hiện Trung tâm có 18 cháu tự kỉ lớn, từ 10 tuổi trở lên. Các cháu được tự chạy nhảy, đi xe đạp, đánh bóng. Rồi các cháu tham gia trồng cây thuốc nam.
Nhưng dù sao cơ sở vật chất vẫn chưa ra sao nên như nhà cháu Đ. thì cha mẹ phải gửi về quê, thuê người giám sát. Cháu rất tiến bộ nhưng cũng đã gây lúng túng cho các giáo viên của trung tâm.
Cháu tiến bộ về nhận thức và ngôn ngữ. Cháu biết rán trứng, nấu mì để ăn. Song bên cạnh thành công đáng mừng là những băn khoăn vì cháu đến tuổi dậy thì nam, khi cháu phát dục thì quản lý rất khó.
Có những khi ngủ trưa, cháu cũng không kìm nén được làm ướt lung tung cả ra gối. Nếu không được như ý cháu đập đầu vào tường bật máu. Nhiều phụ huynh có con nhỏ hơn gửi ở đây rất sợ cháu Đ. lớn quá sẽ đánh hoặc xâm phạm phải con họ.
Theo các cô giáo ở Trung tâm Phúc Tuệ, các con Huyền, Hoàng, Trung, Bình, Hiếu từ chỗ không biết gì, không nói được đã tiến bộ về nhận thức. Như cháu Hưng 10 tuổi khi đến với trung tâm khá nặng. Mẹ cháu là giáo viên mẫu giáo mà chỉ có cách đành phải nhốt riêng con. Vào trung tâm, Hưng được giáo dục chăm sóc đặc biệt nên đã có thể làm toán lớp 3.
Tại đây, chúng tôi muốn tiếp xúc với cháu Trung, nhưng cháu thì không đáp lại, cho dù chúng tôi nắm tay cháu, vuốt má cháu. Mắt Trung cứ ngơ ngác. Cô giáo của cháu kể: “Lúc cháu vào trung tâm toàn nói tiếng... Tây Ban Nha, tức là cả chuỗi những từ không có nghĩa. Sau cháu biết nói những câu đơn giản, có nghĩa hoặc có chủ đề đã là một điều đáng mừng rơi nước mắt.”
Cô giáo Hồng tâm sự: “Đúng là với các con ở đây phải kiên trì. Đâu phải việc một hai tháng mà là hành trình 5-10 năm. Các con không bệnh nặng hơn đã là may, đằng này nhiều con có tiến bộ đã làm cho chúng tôi cùng gia đình thấy như được an ủi, không mất đi niềm hy vọng.”
Bỗng cháu Trung Tùng (vào đây được 3 năm) chạy tới chỗ chúng tôi. Cháu không cần nhìn mặt, không cần nghe nói mà cướp bằng được máy ghi âm. Bà Giám đốc Trung tâm phải lấy điện thoại của mình để “đổi,” năn nỉ dỗ dành cháu trả lại máy ghi âm cho chúng tôi. Bà cho biết một điều mà nhiều người nên lưu tâm: Trẻ tự kỷ thường có khả năng đặc biệt với máy vi tính, với điện thoại di động…
Bà Giám đốc phấn khởi chia sẻ thành công về trường hợp cháu Tuấn Anh (6 tuổi) đã vào trung tâm được ba năm, làm chúng tôi có ý chờ đợi xem thành quả giáo dục.
Nhưng rồi, chúng tôi lặng người vì hiểu ra cái gọi là “thành công” và “kỳ công” của bà và các cô giáo ở đây chỉ là Tuấn Anh khó nhọc lắm mới nói được tiếng “ạ” và “bà.” Bà Hương xúc động khoe: “Cháu là trường hợp khó, các cô dạy mãi, ít ngày nay cháu mới nói được hai tiếng đó. Mừng quá!”
Chỉ vậy thôi mà đã mừng đến thế! Vậy mà ngay cả những trường hợp tiến bộ, lớn lên cũng không biết sẽ ra sao. Chúng tôi bỗng nghĩ đến cháu Đ.
Trước khi ra về, ám ảnh mãi với chúng tôi là hình ảnh một cháu trai đã lớn, tại Trung tâm đang đứng đập tay say sưa vào tường. Chỗ tay cháu đập trên tường hẳn đã nhiều ngày tạo thành vết lõm...
Còn vết lõm, khoảng khuyết trong sự phát triển của các em thì các cô giáo ở trung tâm đang cố gắng bằng tâm, bằng trí và cả bằng lực để ngày ngày vá, lấp trong những khắc khoải cùng với gia đình các em./.
Bài tiếp theo: Nhẫn tâm kiếm tiền từ nỗi đau cha mẹ trẻ tự kỷ
“Thiện căn ở tại lòng ta…”
Bà Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Phúc Tuệ tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc nhỏ hẹp của bà. Ấn tượng với chúng tôi là trên tường có treo khung hình chữ “Tâm” và hai câu thơ “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm cộng lại bằng ba chữ tài.”
Bà Hương cho biết, hiện tại, trung tâm tiếp nhận 80 trẻ khuyết tật về trí tuệ, trong đó có 30 trẻ tự kỷ. Theo lời bà, những đứa trẻ đến với trung tâm này chủ yếu là con của những gia đình lao động có thu nhập vừa và thấp.
Với tấm lòng hướng về những trẻ tự kỷ và khuyết tật về trí tuệ trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên học phí của mỗi cháu ở trung tâm chưa đến tám trăm ngàn đồng mỗi tháng.
Đồng cảm, một lòng với tâm tư của người chèo lái trung tâm nên các cán bộ, giáo viên của trung tâm, có những người đã gắn bó với trung tâm cả chục năm từ ngày đầu mới thành lập. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, lương của người “kỳ cựu” cũng chỉ ba triệu đồng. Với người mới vào thì lương chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Mà để nhận được đồng lương còm cõi ấy, các chị phải đổ ra bao tâm huyết và trí lực.
Làm việc trong môi trường này không ít lần các giáo viên gặp phải sự cố. Các cô kể rằng, có cô đang chơi với trẻ thì bị chúng tát bôm bốp vào mặt. Đau thì đau vậy nhưng hiểu đó là bệnh của con nên các cô không giận mà càng thương chúng đến xót xa. Còn có những bữa ăn, đám trẻ không chịu ăn cứ phun phì phì, thức ăn bắn tứ tung…
Như lời của một cô giáo dạy trẻ tại trung tâm này, làm việc ở đây mà chẳng có sức khỏe và thần kinh không vững thì các cô cũng mắc bệnh tâm thần “như chơi.” Nếu không có một tình thương sâu sắc như là cơ duyên thì mấy ai gắn được với nghề này.
Song, nếu chỉ có tình yêu và sức lực tinh thần, thể xác cũng chưa đủ để thành công với nghề. Bà Vũ Thị Minh Hương cho biết, để cải thiện được bệnh tự kỷ ở trẻ, các cán bộ, giáo viên của trung tâm phải hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Do vậy, ngoài những kiến thức đã có, cán bộ và giáo viên của trung tâm thường xuyên được tham gia vào các lớp tập huấn, ngoại khóa do các chuyên gia trong và ngoài nước hướng dẫn.
Khi chúng tôi hỏi bà, ở đây có áp dụng biện pháp mạnh như dọa, đánh đòn để chấn chỉnh các cháu không thì bà thành thật nói rằng, đó chỉ là biện pháp mang tính hạ sách rất ít khi phải dùng tới. Bà giải thích, đối với trường hợp trẻ tự kỷ, việc dạy chúng chỉ hiệu quả khi cho trẻ được ở trạng thái thoải mái nhất, càng o ép chúng càng phản kháng.
Những khắc khoải buồn...
"Học phổ thông thì có chuyển cấp. Nhưng trẻ tự kỷ mà lớn thì bên cạnh niềm vui tiến bộ không biết đưa các con vào đâu," bà Hương tâm sự trong niềm khắc khoải.
Bà Giám đốc Trung tâm kể: Có nhiều cháu bị tự kỷ đã theo trung tâm đến nay đã gần chục năm. Đó là cháu Hải Đ., cháu Nam Anh. Cho dù Trung tâm còn có cơ sở 2 ở Thạch Cầu, Long Biên. Hiện Trung tâm có 18 cháu tự kỉ lớn, từ 10 tuổi trở lên. Các cháu được tự chạy nhảy, đi xe đạp, đánh bóng. Rồi các cháu tham gia trồng cây thuốc nam.
Nhưng dù sao cơ sở vật chất vẫn chưa ra sao nên như nhà cháu Đ. thì cha mẹ phải gửi về quê, thuê người giám sát. Cháu rất tiến bộ nhưng cũng đã gây lúng túng cho các giáo viên của trung tâm.
Cháu tiến bộ về nhận thức và ngôn ngữ. Cháu biết rán trứng, nấu mì để ăn. Song bên cạnh thành công đáng mừng là những băn khoăn vì cháu đến tuổi dậy thì nam, khi cháu phát dục thì quản lý rất khó.
Có những khi ngủ trưa, cháu cũng không kìm nén được làm ướt lung tung cả ra gối. Nếu không được như ý cháu đập đầu vào tường bật máu. Nhiều phụ huynh có con nhỏ hơn gửi ở đây rất sợ cháu Đ. lớn quá sẽ đánh hoặc xâm phạm phải con họ.
Theo các cô giáo ở Trung tâm Phúc Tuệ, các con Huyền, Hoàng, Trung, Bình, Hiếu từ chỗ không biết gì, không nói được đã tiến bộ về nhận thức. Như cháu Hưng 10 tuổi khi đến với trung tâm khá nặng. Mẹ cháu là giáo viên mẫu giáo mà chỉ có cách đành phải nhốt riêng con. Vào trung tâm, Hưng được giáo dục chăm sóc đặc biệt nên đã có thể làm toán lớp 3.
Tại đây, chúng tôi muốn tiếp xúc với cháu Trung, nhưng cháu thì không đáp lại, cho dù chúng tôi nắm tay cháu, vuốt má cháu. Mắt Trung cứ ngơ ngác. Cô giáo của cháu kể: “Lúc cháu vào trung tâm toàn nói tiếng... Tây Ban Nha, tức là cả chuỗi những từ không có nghĩa. Sau cháu biết nói những câu đơn giản, có nghĩa hoặc có chủ đề đã là một điều đáng mừng rơi nước mắt.”
Cô giáo Hồng tâm sự: “Đúng là với các con ở đây phải kiên trì. Đâu phải việc một hai tháng mà là hành trình 5-10 năm. Các con không bệnh nặng hơn đã là may, đằng này nhiều con có tiến bộ đã làm cho chúng tôi cùng gia đình thấy như được an ủi, không mất đi niềm hy vọng.”
Bỗng cháu Trung Tùng (vào đây được 3 năm) chạy tới chỗ chúng tôi. Cháu không cần nhìn mặt, không cần nghe nói mà cướp bằng được máy ghi âm. Bà Giám đốc Trung tâm phải lấy điện thoại của mình để “đổi,” năn nỉ dỗ dành cháu trả lại máy ghi âm cho chúng tôi. Bà cho biết một điều mà nhiều người nên lưu tâm: Trẻ tự kỷ thường có khả năng đặc biệt với máy vi tính, với điện thoại di động…
Bà Giám đốc phấn khởi chia sẻ thành công về trường hợp cháu Tuấn Anh (6 tuổi) đã vào trung tâm được ba năm, làm chúng tôi có ý chờ đợi xem thành quả giáo dục.
Nhưng rồi, chúng tôi lặng người vì hiểu ra cái gọi là “thành công” và “kỳ công” của bà và các cô giáo ở đây chỉ là Tuấn Anh khó nhọc lắm mới nói được tiếng “ạ” và “bà.” Bà Hương xúc động khoe: “Cháu là trường hợp khó, các cô dạy mãi, ít ngày nay cháu mới nói được hai tiếng đó. Mừng quá!”
Chỉ vậy thôi mà đã mừng đến thế! Vậy mà ngay cả những trường hợp tiến bộ, lớn lên cũng không biết sẽ ra sao. Chúng tôi bỗng nghĩ đến cháu Đ.
Trước khi ra về, ám ảnh mãi với chúng tôi là hình ảnh một cháu trai đã lớn, tại Trung tâm đang đứng đập tay say sưa vào tường. Chỗ tay cháu đập trên tường hẳn đã nhiều ngày tạo thành vết lõm...
Còn vết lõm, khoảng khuyết trong sự phát triển của các em thì các cô giáo ở trung tâm đang cố gắng bằng tâm, bằng trí và cả bằng lực để ngày ngày vá, lấp trong những khắc khoải cùng với gia đình các em./.
Bài tiếp theo: Nhẫn tâm kiếm tiền từ nỗi đau cha mẹ trẻ tự kỷ
Nguyễn Anh-Thúy Mơ (Vietnam+)