Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quyết định tái xuất nguyên trạng (nguyên đai, nguyên kiện) đối với hơn 45.800 tấn hạt ngô và khô đậu tương nhập khẩu từ Ấn Độ, do số hàng này bị nhiễm mọt TG.
Mọt TG tên Việt Nam là mọt cứng đốt, nằm trong danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới, là một trong số dịch hại nguy hiểm đối với các kho chứa hàng trên toàn thế giới và là đối tượng kiểm dịch quốc tế.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành liên quan đều cho rằng biện pháp tái khử trùng số hàng trên là không chắc chắn, nhiều rủi ro và việc tái xuất là an toàn nhất vì lợi ích chung.
Quyết định tái xuất này phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam về Kiểm dịch thực vật, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.
Từ tháng 8/2010 đến nay, hàng hóa nhập khẩu gồm hạt ngô, khô đậu tương, mạch, kê từ Ấn Độ vào Việt Nam chủ yếu để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đã liên tục bị Cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam phát hiện nhiễm mọt TG.
Sau khi có biện pháp xử lí đối với các lô hàng này, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi năm Thông báo không tuân thủ theo quy định của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật và Tiêu chuẩn quốc tế số 13 về Kiểm dịch thực vật cho cơ quan Bảo vệ thực vật Ấn Độ và Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, trong đó có cảnh báo việc Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng nếu tiếp tục phát hiện nhiễm mọt TG.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đồng ý việc ban hành Công văn số 2317/BVTV-KD ngày 27/12/2010 quy định áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng nhiễm mọt TG, biện pháp này có hiệu lực từ ngày 18/1/2011.
Đến giữa tháng 1/2011, Cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam lại phát hiện có mọt TG trong lượng hàng hơn 45.800 tấn hạt ngô và khô đậu tương được nhập khẩu từ Ấn Độ chở trên hai tàu, dưới dạng hạt rời chứa trong các hầm tàu và trong 106 container.
Hai tàu mang tên Callisto và VTC Planet đang neo ngoài cảng biển Việt Nam và số container vận chuyển từ các tàu khác nhau đã tập kết đến cảng Hải Phòng.
Thực hiện theo thư cảnh báo trước đây và Công văn 2317 nêu trên, Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu tái xuất số hàng hóa bị nhiễm mọt TG này.
Ngày 14-15/2/2011, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc và đưa đoàn cán bộ Ấn Độ (gồm lãnh đạo cơ quan Kiểm dịch thực vật Ấn Độ, chuyên gia kỹ thuật, phó Tham tán thương mại và một số tổ chức liên quan) đi kiểm tra thực tế tàu Callisto.
Phía Ấn Độ đã công nhận hàng nhập khẩu từ Ấn Độ bị nhiễm mọt TG với lí do có thể khâu khử trùng trước khi xuất khẩu không được thực hiện triệt để và hiệu quả. Để xử lý việc này, phía Ấn Độ đã đề nghị áp dụng biện pháp tái khử trùng số lượng hàng hóa nhiễm mọt TG nói trên.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Cục Bảo vệ thực vật cho rằng lượng hàng hóa nhiễm mọt TG chứa trong các hầm tàu quá lớn nên việc khử trùng triệt để là rất khó đảm bảo do năng lực các công ty khử trùng của Việt Nam còn hạn chế, nhất là việc xử lý tàu trọng tải lớn và việc quản lý rủi ro sau khử trùng (từ tàu chuyên chở vào kho trên đất liền, quá trình sử dụng hàng hóa…) cũng không thể đảm bảo. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị giữ nguyên quyết định tái xuất nguyên trạng lượng hàng này./.
Mọt TG tên Việt Nam là mọt cứng đốt, nằm trong danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới, là một trong số dịch hại nguy hiểm đối với các kho chứa hàng trên toàn thế giới và là đối tượng kiểm dịch quốc tế.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành liên quan đều cho rằng biện pháp tái khử trùng số hàng trên là không chắc chắn, nhiều rủi ro và việc tái xuất là an toàn nhất vì lợi ích chung.
Quyết định tái xuất này phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam về Kiểm dịch thực vật, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.
Từ tháng 8/2010 đến nay, hàng hóa nhập khẩu gồm hạt ngô, khô đậu tương, mạch, kê từ Ấn Độ vào Việt Nam chủ yếu để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đã liên tục bị Cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam phát hiện nhiễm mọt TG.
Sau khi có biện pháp xử lí đối với các lô hàng này, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi năm Thông báo không tuân thủ theo quy định của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật và Tiêu chuẩn quốc tế số 13 về Kiểm dịch thực vật cho cơ quan Bảo vệ thực vật Ấn Độ và Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, trong đó có cảnh báo việc Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng nếu tiếp tục phát hiện nhiễm mọt TG.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đồng ý việc ban hành Công văn số 2317/BVTV-KD ngày 27/12/2010 quy định áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng nhiễm mọt TG, biện pháp này có hiệu lực từ ngày 18/1/2011.
Đến giữa tháng 1/2011, Cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam lại phát hiện có mọt TG trong lượng hàng hơn 45.800 tấn hạt ngô và khô đậu tương được nhập khẩu từ Ấn Độ chở trên hai tàu, dưới dạng hạt rời chứa trong các hầm tàu và trong 106 container.
Hai tàu mang tên Callisto và VTC Planet đang neo ngoài cảng biển Việt Nam và số container vận chuyển từ các tàu khác nhau đã tập kết đến cảng Hải Phòng.
Thực hiện theo thư cảnh báo trước đây và Công văn 2317 nêu trên, Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu tái xuất số hàng hóa bị nhiễm mọt TG này.
Ngày 14-15/2/2011, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc và đưa đoàn cán bộ Ấn Độ (gồm lãnh đạo cơ quan Kiểm dịch thực vật Ấn Độ, chuyên gia kỹ thuật, phó Tham tán thương mại và một số tổ chức liên quan) đi kiểm tra thực tế tàu Callisto.
Phía Ấn Độ đã công nhận hàng nhập khẩu từ Ấn Độ bị nhiễm mọt TG với lí do có thể khâu khử trùng trước khi xuất khẩu không được thực hiện triệt để và hiệu quả. Để xử lý việc này, phía Ấn Độ đã đề nghị áp dụng biện pháp tái khử trùng số lượng hàng hóa nhiễm mọt TG nói trên.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Cục Bảo vệ thực vật cho rằng lượng hàng hóa nhiễm mọt TG chứa trong các hầm tàu quá lớn nên việc khử trùng triệt để là rất khó đảm bảo do năng lực các công ty khử trùng của Việt Nam còn hạn chế, nhất là việc xử lý tàu trọng tải lớn và việc quản lý rủi ro sau khử trùng (từ tàu chuyên chở vào kho trên đất liền, quá trình sử dụng hàng hóa…) cũng không thể đảm bảo. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị giữ nguyên quyết định tái xuất nguyên trạng lượng hàng này./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)