Theo Bộ Công Thương, tám tháng đầu năm, nhập khẩu ước đạt 73,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ, trong đó nhập siêu là 62 triệu USD, chiếm 0,1% kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 73,35 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn xuất siêu 1,54 tỷ USD.
Nhóm chủ lực vẫn tăng trưởng
Các mặt hàng thế mạnh vẫn có mức tăng trưởng khá, cụ thể hàng dệt và may mặc tăng 7,0%, giày dép các loại tăng 13,4%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 19,1%, sản phẩm từ sắt thép tăng 24,1%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 83,5%.
Bên cạnh đó, thủy sản tăng 4,1%, rau quả tăng 11,4%, nhân điều tăng 3,7%, cà phê tăng 27,1%, chè các loại tăng 8,3%, hạt tiêu tăng 2,7%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 41,9%... cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu chung tăng cao.
Riêng mặt hàng Gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong tháng Tám, các doanh nghiệp ký bán lượng gạo kỷ lục là gần 850.000 tấn, trong đó xuất khẩu tháng 8/2012 lên đến trên 928.000 tấn, tăng 22% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ.
Như vậy, trong 2 tháng Bảy và Tám, các doanh nghiệp đã ký lượng hợp đồng kỷ lục, tổng cộng lên đến 1,3 triệu tấn. Cộng dồn từ đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, giảm 4% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu (FOB) đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ; trong đó hợp đồng tập trung tiếp tục giảm mạnh, chỉ chiếm 17,81%, trong khi đó hợp đồng thương mại chiếm ưu thế lớn.
Hiện châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam trong tám tháng qua với trên 1,6 triệu tấn gạo, tiếp đến là Châu Phi với 1,2 triệu tấn, trong cơ cấu xuất khẩu, gạo cao cấp 5% tấm và gạo thơm chiếm hơn 55%.
Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công thương An Giang, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn do nghị định 109/NĐ-CP quy định cấp giấy phép không quá 100 đầu mối cũng như văn bản của bộ dừng thẩm tra các doanh nghiệp về kho bãi…
Bà Tuyết cũng kiến nghị, việc thực hiện này cần có lộ trình, soát xét quy mô đầu mối là bao nhiêu… không nên khống chế con số 100 mà phải từ căn cứ cơ sở nguồn cung của các địa phương và điều kiện xuất khẩu để quy định các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu.
Khối ngoại xuất siêu 1,54 tỷ USD
Cũng theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tám ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 7 và giảm 1,2% so với tháng 8/2011. Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 73,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 34,86 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ (do sản xuất trong nước đang giảm sút), chiếm tỷ trọng gần 47,5%; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do phải nhập khẩu nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất và gia công lắp ráp nên ước đạt 38,56 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 52,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tám tháng, nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt gần 64,86 tỷ USD, tăng 10,1% và chiếm tỷ trọng 88,3%; kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt gần 2,77 tỷ USD, giảm 31,2% và chiếm tỷ trọng 3,8%; kim ngạch của nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 3,33 tỷ USD, giảm 9,5% và chiếm tỷ trọng gần 4,5%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 2,45 tỷ USD, tăng 11,5%, chiếm tỷ trọng hơn 3,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm 79,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 9,9 tỷ USD tăng 17,9%, ASEAN gần 3 tỷ USDtăng 1,8%, Hàn Quốc gần 6,4 tỷ USD tăng 18,8% và Nhật Bản tăng 15,5%...
Từ kết quả trên thì nhập siêu 8 tháng là 62 triệu USD, chiếm 0,1% kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) vẫn xuất siêu 1,54 tỷ USD.
Để kiểm soát nhập siêu, theo lãnh đạo Vụ Xuất Nhập khẩu-Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, nhất là tại các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Australia.
Cùng đó, công tác thông tin tiếp tục được thực hiện đồng bộ để kịp thời đưa ra các dự báo sát thị trường và sớm phát hiện các thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hoặc những thông tin bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường, nhằm kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh.
Liên quan đến hoạt động tạm nhập, tái xuất, lãnh đạo Vụ Xuất Nhập khẩu cho hay, trong tháng Chín này Bộ sẽ ban hành danh mục tạm nhập tái xuất, trong đó cấm các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường cụ thể là ắc quy qua sử dụng, vi mạch điện tử, phế liệu, hàng tiêu dùng, chân cánh gà đông lạnh./.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 73,35 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn xuất siêu 1,54 tỷ USD.
Nhóm chủ lực vẫn tăng trưởng
Các mặt hàng thế mạnh vẫn có mức tăng trưởng khá, cụ thể hàng dệt và may mặc tăng 7,0%, giày dép các loại tăng 13,4%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 19,1%, sản phẩm từ sắt thép tăng 24,1%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 83,5%.
Bên cạnh đó, thủy sản tăng 4,1%, rau quả tăng 11,4%, nhân điều tăng 3,7%, cà phê tăng 27,1%, chè các loại tăng 8,3%, hạt tiêu tăng 2,7%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 41,9%... cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu chung tăng cao.
Riêng mặt hàng Gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong tháng Tám, các doanh nghiệp ký bán lượng gạo kỷ lục là gần 850.000 tấn, trong đó xuất khẩu tháng 8/2012 lên đến trên 928.000 tấn, tăng 22% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ.
Như vậy, trong 2 tháng Bảy và Tám, các doanh nghiệp đã ký lượng hợp đồng kỷ lục, tổng cộng lên đến 1,3 triệu tấn. Cộng dồn từ đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, giảm 4% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu (FOB) đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ; trong đó hợp đồng tập trung tiếp tục giảm mạnh, chỉ chiếm 17,81%, trong khi đó hợp đồng thương mại chiếm ưu thế lớn.
Hiện châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam trong tám tháng qua với trên 1,6 triệu tấn gạo, tiếp đến là Châu Phi với 1,2 triệu tấn, trong cơ cấu xuất khẩu, gạo cao cấp 5% tấm và gạo thơm chiếm hơn 55%.
Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công thương An Giang, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn do nghị định 109/NĐ-CP quy định cấp giấy phép không quá 100 đầu mối cũng như văn bản của bộ dừng thẩm tra các doanh nghiệp về kho bãi…
Bà Tuyết cũng kiến nghị, việc thực hiện này cần có lộ trình, soát xét quy mô đầu mối là bao nhiêu… không nên khống chế con số 100 mà phải từ căn cứ cơ sở nguồn cung của các địa phương và điều kiện xuất khẩu để quy định các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu.
Khối ngoại xuất siêu 1,54 tỷ USD
Cũng theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tám ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 7 và giảm 1,2% so với tháng 8/2011. Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 73,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 34,86 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ (do sản xuất trong nước đang giảm sút), chiếm tỷ trọng gần 47,5%; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do phải nhập khẩu nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất và gia công lắp ráp nên ước đạt 38,56 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 52,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tám tháng, nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt gần 64,86 tỷ USD, tăng 10,1% và chiếm tỷ trọng 88,3%; kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt gần 2,77 tỷ USD, giảm 31,2% và chiếm tỷ trọng 3,8%; kim ngạch của nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 3,33 tỷ USD, giảm 9,5% và chiếm tỷ trọng gần 4,5%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 2,45 tỷ USD, tăng 11,5%, chiếm tỷ trọng hơn 3,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm 79,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 9,9 tỷ USD tăng 17,9%, ASEAN gần 3 tỷ USDtăng 1,8%, Hàn Quốc gần 6,4 tỷ USD tăng 18,8% và Nhật Bản tăng 15,5%...
Từ kết quả trên thì nhập siêu 8 tháng là 62 triệu USD, chiếm 0,1% kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) vẫn xuất siêu 1,54 tỷ USD.
Để kiểm soát nhập siêu, theo lãnh đạo Vụ Xuất Nhập khẩu-Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, nhất là tại các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Australia.
Cùng đó, công tác thông tin tiếp tục được thực hiện đồng bộ để kịp thời đưa ra các dự báo sát thị trường và sớm phát hiện các thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hoặc những thông tin bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường, nhằm kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh.
Liên quan đến hoạt động tạm nhập, tái xuất, lãnh đạo Vụ Xuất Nhập khẩu cho hay, trong tháng Chín này Bộ sẽ ban hành danh mục tạm nhập tái xuất, trong đó cấm các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường cụ thể là ắc quy qua sử dụng, vi mạch điện tử, phế liệu, hàng tiêu dùng, chân cánh gà đông lạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)