Theo hãng thông tấn chính thức của Ai Cập MENA, tối 20/10, hai phần tử không rõ danh tính đã xả súng vào đám đông khách mời dự đám cưới đang tập trung bên ngoài một nhà thờ thuộc Giáo hội Cơ đốc Ai Cập ở thủ đô Cairo.
Vụ tấn công khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và ít nhất 12 người bị thương, trong đó 4 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Đây là vụ tấn công đầu tiên nhằm vào cộng đồng người Cơ đốc giáo tại Cairo, kể từ khi ông Morsi bị phế truất. Chính quyền địa phương đã lập hàng rào an ninh tại khu vực xảy ra xả súng và tiến hành điều tra vụ việc. Hiện chưa có tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công này.
Người Cơ đốc giáo - chiếm 6-10% trong tổng dân số 85 triệu người Ai Cập, hiện đang là mục tiêu tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan, chủ yếu tại hai tỉnh Minya và Assiut ở miền Trung Ai Cập.
Người Hồi giáo Ai Cập cáo buộc Giáo hội Cơ đốc nước này hậu thuẫn vụ lật đổ ông Morsi và các vụ trấn áp người biểu tình. Sự xuất hiện của Giáo hoàng Cơ đốc Tawadros II bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Fattah al-Sisi trên truyền hình trong thời khắc thông tin về việc Tổng thống Morsi bị phế truất được loan đi trong cả nước đã châm ngòi cho sự giận dữ của người Hồi giáo đối với người Cơ đốc giáo.
Trong báo cáo công bố ngày 9/10, Tổ chức Ân xã quốc tế có trụ sở tại London (Anh) cho biết tính từ ngày 14/8 đến nay, 43 nhà thờ và nhà ở của hơn 200 người Cơ đốc giáo đã bị thiệt hại nặng nề trong các cuộc tấn công trên khắp cả nước, trong khi lực lượng an ninh Ai Cập đang tỏ ra bất lực trước "làn sóng tấn công trả thù" này.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan đường sắt quốc gia Ai Cập ngày 20/10 thông báo sẽ khôi phục một phần dịch vụ vận tải đường sắt vào ngày 22/10 tới sau hai tháng bị gián đoạn gần như hoàn toàn.
Theo đó, 28 chuyến tàu khách liên tỉnh giữa Cairo và Alexandria - thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm trên bờ Địa Trung Hải - sẽ được nối lại kể từ cuộc đột kích đẫm máu của lực lượng cảnh sát vào hai khu lán trại của những người ủng hộ ông Morsi vào ngày 14/8 kéo theo các cuộc bạo loạn trên khắp cả nước.
Hệ thống đường sắt Ai Cập mỗi năm vận chuyển khoảng 500 triệu hành khách. Theo tính toán, việc gián đoạn hoạt động gây thiệt hại khoảng 4 triệu bảng Ai Cập (gần 600.000 USD) mỗi ngày.
Dự kiến, toàn bộ hệ thống đường sắt vẫn chưa thể được khôi phục ngay và phụ thuộc hoàn toàn vào quyền quyết định của các cơ quan an ninh./.
Vụ tấn công khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và ít nhất 12 người bị thương, trong đó 4 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Đây là vụ tấn công đầu tiên nhằm vào cộng đồng người Cơ đốc giáo tại Cairo, kể từ khi ông Morsi bị phế truất. Chính quyền địa phương đã lập hàng rào an ninh tại khu vực xảy ra xả súng và tiến hành điều tra vụ việc. Hiện chưa có tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công này.
Người Cơ đốc giáo - chiếm 6-10% trong tổng dân số 85 triệu người Ai Cập, hiện đang là mục tiêu tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan, chủ yếu tại hai tỉnh Minya và Assiut ở miền Trung Ai Cập.
Người Hồi giáo Ai Cập cáo buộc Giáo hội Cơ đốc nước này hậu thuẫn vụ lật đổ ông Morsi và các vụ trấn áp người biểu tình. Sự xuất hiện của Giáo hoàng Cơ đốc Tawadros II bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Fattah al-Sisi trên truyền hình trong thời khắc thông tin về việc Tổng thống Morsi bị phế truất được loan đi trong cả nước đã châm ngòi cho sự giận dữ của người Hồi giáo đối với người Cơ đốc giáo.
Trong báo cáo công bố ngày 9/10, Tổ chức Ân xã quốc tế có trụ sở tại London (Anh) cho biết tính từ ngày 14/8 đến nay, 43 nhà thờ và nhà ở của hơn 200 người Cơ đốc giáo đã bị thiệt hại nặng nề trong các cuộc tấn công trên khắp cả nước, trong khi lực lượng an ninh Ai Cập đang tỏ ra bất lực trước "làn sóng tấn công trả thù" này.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan đường sắt quốc gia Ai Cập ngày 20/10 thông báo sẽ khôi phục một phần dịch vụ vận tải đường sắt vào ngày 22/10 tới sau hai tháng bị gián đoạn gần như hoàn toàn.
Theo đó, 28 chuyến tàu khách liên tỉnh giữa Cairo và Alexandria - thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm trên bờ Địa Trung Hải - sẽ được nối lại kể từ cuộc đột kích đẫm máu của lực lượng cảnh sát vào hai khu lán trại của những người ủng hộ ông Morsi vào ngày 14/8 kéo theo các cuộc bạo loạn trên khắp cả nước.
Hệ thống đường sắt Ai Cập mỗi năm vận chuyển khoảng 500 triệu hành khách. Theo tính toán, việc gián đoạn hoạt động gây thiệt hại khoảng 4 triệu bảng Ai Cập (gần 600.000 USD) mỗi ngày.
Dự kiến, toàn bộ hệ thống đường sắt vẫn chưa thể được khôi phục ngay và phụ thuộc hoàn toàn vào quyền quyết định của các cơ quan an ninh./.
(TTXVN)