Mặc dù đạt giá trị kim ngạch gần 43 tỷ USD, tăng trên 24% so với cùng kỳ 2011 và là “điểm sáng” trong bức tranh tổng thể về kinh tế năm tháng qua, nhưng lĩnh vực xuất khẩu vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn khi thị trường truyền thống bị thu hẹp do khủng hoảng kinh tế, trong khi sức ép cạnh tranh ngày một khốc liệt.
Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm chính là vấn đề được bàn thảo nhiều nhất tại giao ban sản xuất kinh doanh của Bộ Công Thương vào sáng 4/6.
Tăng trưởng trong khó khăn
Vụ trưởng Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương Phan Văn Chinh cho biết năm tháng qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp chủ yếu của nhóm hàng công nghiệp chế biến.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt khoảng 26,13 tỷ USD, tăng 35,6% và chiếm tỷ trọng trên 60%; trong đó hai nhóm mặt hàng là điện thoại và linh kiện tăng gần 110%, máy vi tính và linh kiện tăng 99,3%, tăng gần 3,3 tỷ USD so với cùng kỳ 2011.
Với lợi thế về tài chính, thị trường và công nghệ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao; trong đó kim ngạch của khu vực doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) đã tăng 7 tỷ USD trên tổng mức tăng 8,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đặc biệt, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường truyền thống vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. Xuất khẩu vào Mỹ tăng gần 20%, vào EU tăng 21,6%, vào ASEAN tăng 19,5%, vào Nhật Bản tăng 41,6% và vào Trung Quốc tăng 33,3%.
Thách thức thị trường
Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống nên khi các thị trường này gặp khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng bị lao đao. Hơn nữa, nếu Myanmar mở cửa thị trường, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh rất lớn với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bà Đặng Phương Dung nhấn mạnh.
Bà Dung chỉ rõ doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn, công nghệ và thị trường nên khi có biến động, khối doanh nghiệp này ít bị tác động hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã khó khăn cả về vốn và thị trường.
Trong khi đó, việc áp thuế nhập khẩu với nguyên liệu “bông rơi chải kỹ” từ 0% lên 10% và yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu này phải xin giấy phép đã gây thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam do phải mua bông với mức giá cao hơn từ 25-30%.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Hoàng Vệ Dũng cũng cho biết tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may năm tháng đầu năm đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2011.
Hiện đã vào mùa cao điểm trong năm nhưng hầu hết các doanh nghiệp dệt may vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Các đơn hàng có xu hướng giảm giá khi các thị trường xuất khẩu chủ lực là EU và Mỹ vẫn tồn nhiều sản phẩm quần áo Đông Xuân, nên các nhà phân phối không nhập thêm hàng.
Trong khi đó, dự báo thị trường những tháng cuối năm cũng rất khó khăn và doanh nghiệp Việt Nam còn phải chịu thêm sức ép cạnh tranh rất lớn về giá xuất khẩu và thị trường từ các doanh nghiệp Myanmar khi Chính phủ nước này triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và ưu đãi thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Cùng cảnh khó khăn giống dệt may, ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội mỹ nghệ chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết kinh phí xúc tiến thương mại cho ngành gỗ đang bị cắt giảm mạnh.
Cho đến thời điểm này, hội chợ triển lãm cực lớn về xuất khẩu đỗ gỗ là Hội chợ Lavegas (Hoa Kỳ) sẽ bắt đầu vào tháng 8 nhưng Hiệp hội vẫn chưa có phản hồi về sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương để doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.
Trong khi đó, Mỹ là thị trường quan trọng nhất cho xuất khẩu gỗ và chiếm tỷ trọng tới 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Tận dụng triệt để FTA
Đại diện Cục Xúc tiến Thương mại cũng cho biết kinh phí xúc tiến thương mại năm 2012 bị cắt giảm mạnh chỉ còn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên do thu xếp được từ nhiều nguồn khác nên kinh phí đã nâng lên thành 40 tỷ đồng nhưng cũng không thể đủ.
Hiện Cục Xúc tiến Thương mại đã có tờ trình lên Chính phủ xin thêm kinh phí bổ sung cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012. Nếu có kinh phí bổ sung, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên các đề án trọng điểm, nhất là với các mặt hàng dệt may, gỗ và thủ công mỹ nghệ.
Bên cạnh kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến Thương mại đang tăng cường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về thông tin chính xác, kịp thời các ngành hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu; quảng bá hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới.
Thống kê của Vụ Xuất nhập khẩu cho thấy nhờ tận dụng được ưu đãi thuế quan từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong các thị trường có Hiệp định tự do thương mại (FTA), tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tận dụng được ưu đãi này trong năm tháng qua đạt trên 5,5 tỷ USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2011 với giá trị đơn hàng tăng cao. Nhờ vậy, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào đều tăng mạnh.
Bên cạnh việc tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để đạt giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng triệt để cơ hội ưu đãi của FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây chính là chìa khóa tiến tới thành công của doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, ông Phan Văn Chinh nhấn mạnh./.
Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm chính là vấn đề được bàn thảo nhiều nhất tại giao ban sản xuất kinh doanh của Bộ Công Thương vào sáng 4/6.
Tăng trưởng trong khó khăn
Vụ trưởng Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương Phan Văn Chinh cho biết năm tháng qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp chủ yếu của nhóm hàng công nghiệp chế biến.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt khoảng 26,13 tỷ USD, tăng 35,6% và chiếm tỷ trọng trên 60%; trong đó hai nhóm mặt hàng là điện thoại và linh kiện tăng gần 110%, máy vi tính và linh kiện tăng 99,3%, tăng gần 3,3 tỷ USD so với cùng kỳ 2011.
Với lợi thế về tài chính, thị trường và công nghệ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao; trong đó kim ngạch của khu vực doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) đã tăng 7 tỷ USD trên tổng mức tăng 8,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đặc biệt, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường truyền thống vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. Xuất khẩu vào Mỹ tăng gần 20%, vào EU tăng 21,6%, vào ASEAN tăng 19,5%, vào Nhật Bản tăng 41,6% và vào Trung Quốc tăng 33,3%.
Thách thức thị trường
Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống nên khi các thị trường này gặp khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng bị lao đao. Hơn nữa, nếu Myanmar mở cửa thị trường, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh rất lớn với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bà Đặng Phương Dung nhấn mạnh.
Bà Dung chỉ rõ doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn, công nghệ và thị trường nên khi có biến động, khối doanh nghiệp này ít bị tác động hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã khó khăn cả về vốn và thị trường.
Trong khi đó, việc áp thuế nhập khẩu với nguyên liệu “bông rơi chải kỹ” từ 0% lên 10% và yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu này phải xin giấy phép đã gây thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam do phải mua bông với mức giá cao hơn từ 25-30%.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Hoàng Vệ Dũng cũng cho biết tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may năm tháng đầu năm đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2011.
Hiện đã vào mùa cao điểm trong năm nhưng hầu hết các doanh nghiệp dệt may vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Các đơn hàng có xu hướng giảm giá khi các thị trường xuất khẩu chủ lực là EU và Mỹ vẫn tồn nhiều sản phẩm quần áo Đông Xuân, nên các nhà phân phối không nhập thêm hàng.
Trong khi đó, dự báo thị trường những tháng cuối năm cũng rất khó khăn và doanh nghiệp Việt Nam còn phải chịu thêm sức ép cạnh tranh rất lớn về giá xuất khẩu và thị trường từ các doanh nghiệp Myanmar khi Chính phủ nước này triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và ưu đãi thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Cùng cảnh khó khăn giống dệt may, ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội mỹ nghệ chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết kinh phí xúc tiến thương mại cho ngành gỗ đang bị cắt giảm mạnh.
Cho đến thời điểm này, hội chợ triển lãm cực lớn về xuất khẩu đỗ gỗ là Hội chợ Lavegas (Hoa Kỳ) sẽ bắt đầu vào tháng 8 nhưng Hiệp hội vẫn chưa có phản hồi về sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương để doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.
Trong khi đó, Mỹ là thị trường quan trọng nhất cho xuất khẩu gỗ và chiếm tỷ trọng tới 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Tận dụng triệt để FTA
Đại diện Cục Xúc tiến Thương mại cũng cho biết kinh phí xúc tiến thương mại năm 2012 bị cắt giảm mạnh chỉ còn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên do thu xếp được từ nhiều nguồn khác nên kinh phí đã nâng lên thành 40 tỷ đồng nhưng cũng không thể đủ.
Hiện Cục Xúc tiến Thương mại đã có tờ trình lên Chính phủ xin thêm kinh phí bổ sung cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012. Nếu có kinh phí bổ sung, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên các đề án trọng điểm, nhất là với các mặt hàng dệt may, gỗ và thủ công mỹ nghệ.
Bên cạnh kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến Thương mại đang tăng cường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về thông tin chính xác, kịp thời các ngành hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu; quảng bá hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới.
Thống kê của Vụ Xuất nhập khẩu cho thấy nhờ tận dụng được ưu đãi thuế quan từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong các thị trường có Hiệp định tự do thương mại (FTA), tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tận dụng được ưu đãi này trong năm tháng qua đạt trên 5,5 tỷ USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2011 với giá trị đơn hàng tăng cao. Nhờ vậy, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào đều tăng mạnh.
Bên cạnh việc tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để đạt giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng triệt để cơ hội ưu đãi của FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây chính là chìa khóa tiến tới thành công của doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, ông Phan Văn Chinh nhấn mạnh./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)