Ngày 29/7, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 80-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) trong tình hình mới.
Kết luận nêu rõ sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương và kết quả Hội nghị tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài," Ban Bí thư kết luận như sau:
I. Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII), công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Số tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân và số lượng đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên.
Nhiều tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục.
Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc yêu cầu, nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị; việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, chặt chẽ và thiếu đồng bộ; việc sơ kết, tổng kết thực hiện chỉ thị chưa kịp thời.
Số lượng tổ chức đảng, các đoàn thể và số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các doanh nghiệp còn thấp; nhìn chung vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp còn mờ nhạt, nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong tình hình mới.
II. Để tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới 50% vốn nhà nước; các doanh nghiệp thành lập theo Luật Hợp tác xã (gọi tắt là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước), các cấp ủy đảng cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và chủ doanh nghiệp về nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp theo tinh thần Chủ thị 07-CT/TW của Bộ Chính trị.
Tích cực tuyên truyền, vận động để chủ doanh nghiệp nhận thức rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tác dụng của việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp. Giáo dục, động viên người lao động phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, chấp hành tốt pháp luật và nội quy, quy chế của doanh nghiệp, tích cực tham gia xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân và phấn đấu để trở thành đảng viên, đoàn viên, hội viên.
Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức gặp mặt, động viên, biểu dương các doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước; biểu dương, khen thưởng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, các tổ chức đoàn thể nhân dân vững mạnh xuất sắc.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các cấp ủy đảng, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở các tỉnh, thành phố và quận, huyện có nhiều doanh nghiệp do bí thư hoặc phó bí thư làm trưởng ban; trưởng ban tổ chức cấp ủy và 1 phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm phó trưởng ban; một số lãnh đạo của các cơ quan, ban, ngành có liên quan là thành viên và có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách giúp việc.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong các loại hình doanh nghiệp; tổ chức việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch đề ra. Các huyện ủy, quận ủy, thị ủy thuộc tỉnh ủy, đảng ủy khối doanh nghiệp, đảng ủy khu công nghiệp, khu chế xuất trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.
3. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể trong doanh nghiệp.
Các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào quy mô và số lượng doanh nghiệp, số lượng tổ chức đảng và đảng viên trong từng doanh nghiệp để xây dựng mô hình tổ chức đảng cho phù hợp. Những tỉnh, thành phố còn nhiều doanh nghiệp thì thành lập đảng bộ khối doanh nghiệp trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; nếu có các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung và trong khu công, khu chế xuất có nhiều doanh nghiệp đã có tổ chức đảng thì thành lập đảng bộ khu công nghiệp, khu chế xuất trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh ủy, thành ủy.
Những quận, huyện có nhiều doanh nghiệp có tổ chức đảng thì thành lập đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc quận ủy, huyện ủy; nếu chưa thành lập đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thì các tổ chức đảng trong doanh nghiệp đặt trực thuộc quận ủy, huyện ủy hoặc đảng ủy xã, phường, thị trấn tùy theo vị trí, quy mô và số lượng đảng viên củng từng doanh nghiệp.
Các cấp ủy, đoàn thể cấp trên rà soát lại các tổ chức đoàn thể nhân dân để tổ chức lại cho đồng bộ, phù hợp với tổ chức đảng.
4. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng và làm tốt công tác phát triển đảng viên.
Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức đảng: Các cấp ủy tiến hành rà soát, nắm chắc số lượng, thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp để củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động.
Căn cứ vào quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng để xây dựng quy chế hoạt động, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của từng loại hình doanh nghiệp. Cấp ủy cấp trên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng: Cấp ủy cấp trên rà soát, nắm chắc số đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp những vẫn sinh hoạt đảng ở nơi khác, nếu có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ. Nếu chưa đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số đảng viên này về sinh hoặt với một tổ chức đảng phù hợp và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập tổ chức đảng.
Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên, cấp ủy cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phân công cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm, phối hợp với các đoàn thể trong doanh nghiệp phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên; khi có đủ điều kiện thì thành lập tổ chức đảng. Đối với các dự án liên doanh với nước ngoài, trong quá trình chuẩn bị dự án, các cơ quan có thẩm quyền cần chủ động phân công cán bộ, đảng viên tham gia liên doanh, xúc tiến việc thành lập tổ chức đảng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Tăng cường công tác kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để bổ sung cả về số lượng, chất lượng đảng viên cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
5. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp đã có các đoàn thể: Các cấp ủy, đoàn thể cấp trên tăng cường chỉ đạo, kiểm tra để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Các đoàn thể nhân dân phải tự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp.
Cùng với việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, phải động viên đoàn viên, hội viên chấp hành đúng pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, tích cực tham gia xây dựng doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp chưa có các đoàn thể: Ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ cấp trên chỉ đạo việc tích cực chuẩn bị để sớm thành lập tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên hoặc hội liên hiệp thanh niên, hội phụ nữ trong doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyển sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên cho những đoàn viên làm việc ở doanh nghiệp nhưng sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên ở nơi khác về tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên của doanh nghiệp ngay sau khi thành lập.
6. Chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Các cấp ủy, ban chấp hành các đoàn thể cấp trên phải quan tâm xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng các cấp ủy, đặc biệt là bí thư đảng bộ, chi bộ, chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên trong doanh nghiệp.
Nếu có đủ điều kiện nên bố trí bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy làm thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc phó giám đốc để kết hợp công tác lãnh đạo của Đảng với công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh việc đào tạo, bổi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho các cấp ủy viên, lãnh đạo các đoàn thể; nghiên cứu xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... thì ngoài biên chế chung cho các tỉnh ủy, thành ủy, cần bổ sung thêm một số biên chế phù hợp với quy mô và số lượng doanh nghiệp để có cán bộ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp.
III. Để làm tốt các nhiệm vụ nêu trên, các ban đảng, các cơ quan có liên quan ở Trung ương, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW về đảng viên làm kinh tế tư nhân và thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng.
Quy định chế độ và nguồn chi trả lượng, phụ cấp cho cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp; chế độ đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước đối với những người lãnh đạo doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; mục đích, ý nghĩa, tác dụng tích cực của tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, các cá nhân gương mẫu thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện cho tổ chức đảng và các đoàn thể nhân dân hoạt động.
3. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo bổ sung, sửa đổi Bộ Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Công đoàn; ban hành khuôn khổ pháp lý để hình thành các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn, trong đó quy định rõ về việc thành lập và hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp; việc doanh nghiệp tạo điều kiện (thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất) cho tổ chức đảng, các đoàn thể hoạt động; việc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản cho hợp lý hỗ trợ cho tổ chức đảng, các đoàn thể hoạt động, các chế tài xử phạt nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng.
4. Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động hiểu rõ lợi ích khi tham gia công đoàn; chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiểu tác dụng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Nghiên cứu, sắp xếp lại tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đồng bộ với tổ chức đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với các tổ chức chính trị-xã hội trong doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.
5. Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên về vai trò, vị trí của tổ chức đoàn, hội thanh niên. Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức đoàn, hội phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp; củng cố các tổ chức đoàn đã có và khẩn trương xúc tiến việc thành lập tổ chức đoàn, hội trong các doanh nghiệp có đủ điều kiện; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đoàn, hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
6. Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo xây dựng mô hình tập hợp lao động nữ ở khu công nghiệp, khu chế xuất, ở địa bàn dân cư có nhiều lao động nữ trong các doanh nghiệp. Thí điểm việc thành lập tổ chức hội phụ nữ trong các doanh nghiệp tư nhân.
7. Cấp ủy, chính quyền các điạ phương tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
8. Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp Ban Bí thư theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Kết luận này và định kỳ báo cáo Ban Bí thư./.
Kết luận nêu rõ sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương và kết quả Hội nghị tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài," Ban Bí thư kết luận như sau:
I. Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII), công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Số tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân và số lượng đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên.
Nhiều tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục.
Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc yêu cầu, nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị; việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, chặt chẽ và thiếu đồng bộ; việc sơ kết, tổng kết thực hiện chỉ thị chưa kịp thời.
Số lượng tổ chức đảng, các đoàn thể và số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các doanh nghiệp còn thấp; nhìn chung vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp còn mờ nhạt, nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong tình hình mới.
II. Để tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới 50% vốn nhà nước; các doanh nghiệp thành lập theo Luật Hợp tác xã (gọi tắt là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước), các cấp ủy đảng cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và chủ doanh nghiệp về nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp theo tinh thần Chủ thị 07-CT/TW của Bộ Chính trị.
Tích cực tuyên truyền, vận động để chủ doanh nghiệp nhận thức rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tác dụng của việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp. Giáo dục, động viên người lao động phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, chấp hành tốt pháp luật và nội quy, quy chế của doanh nghiệp, tích cực tham gia xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân và phấn đấu để trở thành đảng viên, đoàn viên, hội viên.
Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức gặp mặt, động viên, biểu dương các doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước; biểu dương, khen thưởng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, các tổ chức đoàn thể nhân dân vững mạnh xuất sắc.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các cấp ủy đảng, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở các tỉnh, thành phố và quận, huyện có nhiều doanh nghiệp do bí thư hoặc phó bí thư làm trưởng ban; trưởng ban tổ chức cấp ủy và 1 phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm phó trưởng ban; một số lãnh đạo của các cơ quan, ban, ngành có liên quan là thành viên và có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách giúp việc.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong các loại hình doanh nghiệp; tổ chức việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch đề ra. Các huyện ủy, quận ủy, thị ủy thuộc tỉnh ủy, đảng ủy khối doanh nghiệp, đảng ủy khu công nghiệp, khu chế xuất trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.
3. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể trong doanh nghiệp.
Các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào quy mô và số lượng doanh nghiệp, số lượng tổ chức đảng và đảng viên trong từng doanh nghiệp để xây dựng mô hình tổ chức đảng cho phù hợp. Những tỉnh, thành phố còn nhiều doanh nghiệp thì thành lập đảng bộ khối doanh nghiệp trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; nếu có các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung và trong khu công, khu chế xuất có nhiều doanh nghiệp đã có tổ chức đảng thì thành lập đảng bộ khu công nghiệp, khu chế xuất trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh ủy, thành ủy.
Những quận, huyện có nhiều doanh nghiệp có tổ chức đảng thì thành lập đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc quận ủy, huyện ủy; nếu chưa thành lập đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thì các tổ chức đảng trong doanh nghiệp đặt trực thuộc quận ủy, huyện ủy hoặc đảng ủy xã, phường, thị trấn tùy theo vị trí, quy mô và số lượng đảng viên củng từng doanh nghiệp.
Các cấp ủy, đoàn thể cấp trên rà soát lại các tổ chức đoàn thể nhân dân để tổ chức lại cho đồng bộ, phù hợp với tổ chức đảng.
4. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng và làm tốt công tác phát triển đảng viên.
Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức đảng: Các cấp ủy tiến hành rà soát, nắm chắc số lượng, thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp để củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động.
Căn cứ vào quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng để xây dựng quy chế hoạt động, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của từng loại hình doanh nghiệp. Cấp ủy cấp trên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng: Cấp ủy cấp trên rà soát, nắm chắc số đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp những vẫn sinh hoạt đảng ở nơi khác, nếu có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ. Nếu chưa đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số đảng viên này về sinh hoặt với một tổ chức đảng phù hợp và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập tổ chức đảng.
Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên, cấp ủy cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phân công cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm, phối hợp với các đoàn thể trong doanh nghiệp phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên; khi có đủ điều kiện thì thành lập tổ chức đảng. Đối với các dự án liên doanh với nước ngoài, trong quá trình chuẩn bị dự án, các cơ quan có thẩm quyền cần chủ động phân công cán bộ, đảng viên tham gia liên doanh, xúc tiến việc thành lập tổ chức đảng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Tăng cường công tác kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để bổ sung cả về số lượng, chất lượng đảng viên cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
5. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp đã có các đoàn thể: Các cấp ủy, đoàn thể cấp trên tăng cường chỉ đạo, kiểm tra để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Các đoàn thể nhân dân phải tự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp.
Cùng với việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, phải động viên đoàn viên, hội viên chấp hành đúng pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, tích cực tham gia xây dựng doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp chưa có các đoàn thể: Ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ cấp trên chỉ đạo việc tích cực chuẩn bị để sớm thành lập tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên hoặc hội liên hiệp thanh niên, hội phụ nữ trong doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyển sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên cho những đoàn viên làm việc ở doanh nghiệp nhưng sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên ở nơi khác về tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên của doanh nghiệp ngay sau khi thành lập.
6. Chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Các cấp ủy, ban chấp hành các đoàn thể cấp trên phải quan tâm xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng các cấp ủy, đặc biệt là bí thư đảng bộ, chi bộ, chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên trong doanh nghiệp.
Nếu có đủ điều kiện nên bố trí bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy làm thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc phó giám đốc để kết hợp công tác lãnh đạo của Đảng với công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh việc đào tạo, bổi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho các cấp ủy viên, lãnh đạo các đoàn thể; nghiên cứu xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... thì ngoài biên chế chung cho các tỉnh ủy, thành ủy, cần bổ sung thêm một số biên chế phù hợp với quy mô và số lượng doanh nghiệp để có cán bộ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp.
III. Để làm tốt các nhiệm vụ nêu trên, các ban đảng, các cơ quan có liên quan ở Trung ương, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW về đảng viên làm kinh tế tư nhân và thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng.
Quy định chế độ và nguồn chi trả lượng, phụ cấp cho cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp; chế độ đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước đối với những người lãnh đạo doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; mục đích, ý nghĩa, tác dụng tích cực của tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, các cá nhân gương mẫu thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện cho tổ chức đảng và các đoàn thể nhân dân hoạt động.
3. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo bổ sung, sửa đổi Bộ Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Công đoàn; ban hành khuôn khổ pháp lý để hình thành các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn, trong đó quy định rõ về việc thành lập và hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp; việc doanh nghiệp tạo điều kiện (thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất) cho tổ chức đảng, các đoàn thể hoạt động; việc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản cho hợp lý hỗ trợ cho tổ chức đảng, các đoàn thể hoạt động, các chế tài xử phạt nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng.
4. Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động hiểu rõ lợi ích khi tham gia công đoàn; chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiểu tác dụng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Nghiên cứu, sắp xếp lại tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đồng bộ với tổ chức đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với các tổ chức chính trị-xã hội trong doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.
5. Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên về vai trò, vị trí của tổ chức đoàn, hội thanh niên. Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức đoàn, hội phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp; củng cố các tổ chức đoàn đã có và khẩn trương xúc tiến việc thành lập tổ chức đoàn, hội trong các doanh nghiệp có đủ điều kiện; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đoàn, hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
6. Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo xây dựng mô hình tập hợp lao động nữ ở khu công nghiệp, khu chế xuất, ở địa bàn dân cư có nhiều lao động nữ trong các doanh nghiệp. Thí điểm việc thành lập tổ chức hội phụ nữ trong các doanh nghiệp tư nhân.
7. Cấp ủy, chính quyền các điạ phương tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
8. Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp Ban Bí thư theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Kết luận này và định kỳ báo cáo Ban Bí thư./.
(TTXVN/Vietnam+)