Việt Nam chủ trương gắn quyền lợi, lợi ích hợp pháp, trách nhiệm của người dân địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ rừng hiệu quả.
Ông Hứa Đức Nhị, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nói như trên tại Hội nghị quốc gia triển khai Nghị định số 117/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, có hiệu lực từ ngày 1/3.
Theo ông Nhị, nghị định mới này đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với công ước quốc tế; khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các quy định về quản lý tài nguyên thiên nhiên; gắn quyền lợi, lợi ích của các bên liên quan cũng như thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
Đại diện Tổng Cục lâm nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như rừng đặc dụng bị suy thoái đa dạng sinh học; tình trạng khai thác gỗ, thu hái lâm sản và sắn bắt, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, dẫn đến nhiều loài động thực vật quý hiếm sụt giảm, thậm chí nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng; trong khi đó công tác quy hoạch, quản lý rừng thiếu đồng bộ, thống nhất.
Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam và sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, đến nay Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống rừng đặc dụng với diện tích 2,2 triệu ha, với trên 160 khu rừng đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng bao gồm cả trên cạn, đất ngập nước và trên biển.
Phát biểu tại hội nghị, ông Juergen Hess, Điều phối viên Chương trình Quản lý tài Nguyên thiên nhiên của Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ông cũng đồng tình cho rằng việc ban hành Nghị định 117 sẽ giúp công tác bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai hiệu quả hơn./.
Ông Hứa Đức Nhị, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nói như trên tại Hội nghị quốc gia triển khai Nghị định số 117/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, có hiệu lực từ ngày 1/3.
Theo ông Nhị, nghị định mới này đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với công ước quốc tế; khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các quy định về quản lý tài nguyên thiên nhiên; gắn quyền lợi, lợi ích của các bên liên quan cũng như thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
Đại diện Tổng Cục lâm nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như rừng đặc dụng bị suy thoái đa dạng sinh học; tình trạng khai thác gỗ, thu hái lâm sản và sắn bắt, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, dẫn đến nhiều loài động thực vật quý hiếm sụt giảm, thậm chí nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng; trong khi đó công tác quy hoạch, quản lý rừng thiếu đồng bộ, thống nhất.
Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam và sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, đến nay Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống rừng đặc dụng với diện tích 2,2 triệu ha, với trên 160 khu rừng đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng bao gồm cả trên cạn, đất ngập nước và trên biển.
Phát biểu tại hội nghị, ông Juergen Hess, Điều phối viên Chương trình Quản lý tài Nguyên thiên nhiên của Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ông cũng đồng tình cho rằng việc ban hành Nghị định 117 sẽ giúp công tác bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai hiệu quả hơn./.
Ngọc Dung (Vietnam+)