Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải yêu cầu các cấp ủy Đảng tăng cường công tác quy hoạch, luân chuyển để tạo nguồn cán bộ, lãnh đạo, quản lý có chất lượng cao.
Tại Hội nghị tổng kết hai Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ tổ chức ngày 13/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải yêu cầu các cấp ủy, thủ trưởng, người đứng đầu địa phương, đơn vị cần chủ động tìm chọn, phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng vào quy hoạch để đào tạo rèn luyện trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý; nên chú ý phát hiện, tuyển chọn công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, cán bộ ban chấp hành các đoàn thể chính trị-xã hội, sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật để quy hoạch, đào tạo.
Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá trong gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết số 11-NQ/TW, thành phố đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành có chất lượng, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp; đồng thời chuẩn bị được đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu luân chuyển, tăng cường, thay thế cán bộ khi có yêu cầu.
Các chương trình quy hoạch nguồn cán bộ dài hạn, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ, chương trình quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân và công tác luân chuyển cán bộ được tổ chức chu đáo, đem lại hiệu quả cao.
Hội nghị đã trao đổi, thảo luận, đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm, tập trung nêu lên một số kinh nghiệm và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời gian tới. Công tác quy hoạch được xác định là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài; quy hoạch cán bộ phải được thực hiện đồng bộ từ dưới lên, quy hoạch và luân chuyển cán bộ có mối quan hệ hữu cơ, đúng quy trình, dân chủ, minh bạch, công khai.
Công tác luân chuyển phải thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ; đánh giá cán bộ phải sát, đúng; gắn công tác luân chuyển với công tác quy hoạch, đào tạo. Công tác luân chuyển cán bộ phải có sự liên thông giữa quận, huyện với sở-ngành, giữa cán bộ làm công tác Đảng với quản lý Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội; gắn quy hoạch “mở” và “động.”
Đồng thời, các địa biểu cũng trao đổi về phải thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác luân chuyển cán bộ; phát huy dân chủ nội bộ, coi trọng công tác tư tưởng đối với cán bộ, nắm, đánh giá đúng cán bộ và tình hình nơi cán bộ được luân chuyển đến để khi bố trí, luân chuyển có thể phát huy hết năng lực, sở trường của cán bộ, đồng thời có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ được luân chuyển. Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ; thực hiện luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch; tích cực sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trị phù hợp…/.
Tại Hội nghị tổng kết hai Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ tổ chức ngày 13/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải yêu cầu các cấp ủy, thủ trưởng, người đứng đầu địa phương, đơn vị cần chủ động tìm chọn, phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng vào quy hoạch để đào tạo rèn luyện trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý; nên chú ý phát hiện, tuyển chọn công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, cán bộ ban chấp hành các đoàn thể chính trị-xã hội, sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật để quy hoạch, đào tạo.
Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá trong gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết số 11-NQ/TW, thành phố đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành có chất lượng, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp; đồng thời chuẩn bị được đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu luân chuyển, tăng cường, thay thế cán bộ khi có yêu cầu.
Các chương trình quy hoạch nguồn cán bộ dài hạn, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ, chương trình quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân và công tác luân chuyển cán bộ được tổ chức chu đáo, đem lại hiệu quả cao.
Hội nghị đã trao đổi, thảo luận, đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm, tập trung nêu lên một số kinh nghiệm và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời gian tới. Công tác quy hoạch được xác định là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài; quy hoạch cán bộ phải được thực hiện đồng bộ từ dưới lên, quy hoạch và luân chuyển cán bộ có mối quan hệ hữu cơ, đúng quy trình, dân chủ, minh bạch, công khai.
Công tác luân chuyển phải thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ; đánh giá cán bộ phải sát, đúng; gắn công tác luân chuyển với công tác quy hoạch, đào tạo. Công tác luân chuyển cán bộ phải có sự liên thông giữa quận, huyện với sở-ngành, giữa cán bộ làm công tác Đảng với quản lý Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội; gắn quy hoạch “mở” và “động.”
Đồng thời, các địa biểu cũng trao đổi về phải thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác luân chuyển cán bộ; phát huy dân chủ nội bộ, coi trọng công tác tư tưởng đối với cán bộ, nắm, đánh giá đúng cán bộ và tình hình nơi cán bộ được luân chuyển đến để khi bố trí, luân chuyển có thể phát huy hết năng lực, sở trường của cán bộ, đồng thời có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ được luân chuyển. Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ; thực hiện luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch; tích cực sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trị phù hợp…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)