Sáng 9/12, tại Hà Nội, Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội khóa XIII tổ chức phiên giải trình về tổ chức, bộ máy ngành y tế; đánh giá những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các luật liên quan.
Tham dự phiên giải trình có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; đại diện Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp, một số đại biểu Quốc hội và các chuyên gia y tế và pháp lý.
Thành lập 100% Phòng Y tế và Trung tâm Y tế ở cấp huyện
Theo báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong những năm qua, mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy ngành y tế có nhiều thay đổi theo các quy định của pháp luật.
Hiện nay, bộ máy, tổ chức ngành y tế đang hoạt động theo Nghị định 13, 14 và Thông tư liên tịch số 03 ra ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế và Nội vụ.
Điểm mới của Thông tư liên tịch 03 là Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế được thành lập các Trung tâm ở cấp huyện; chuyển việc quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn về Trung tâm y tế huyện; Trung tâm y tế là đơn vị sự nghiệp được thành lập ở cấp huyện và cùng Bệnh viện đa khoa huyện là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch 03, hiện nay trên phạm vi toàn quốc đã thành lập 100% Phòng Y tế và Trung tâm Y tế ở cấp huyện; Bệnh viện đa khoa cấp huyện được thành lập ở 50 tỉnh, thành phố. Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được thành lập ở 62/63 tỉnh, thành phố (trừ Thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập ở 3 tỉnh.
Về cơ chế quản lý, đến nay có trên 90% Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện trực thuộc Sở Y tế, chỉ có một số ít do Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý. 59/62 tỉnh quy định Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục quản lý, 3 tỉnh, thành Hà Nội, Quảng Trị, Gia Lai giao cho Ủy ban Nhân dân huyện quản lý. 57/63 tỉnh, thành phố đã bàn giao Trạm y tế xã về Trung tâm y tế huyện.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, thực tiễn hoạt động của ngành Y tế cho thấy hệ thống văn bản pháp quy dưới luật quy định vấn đề cơ cấu, bộ máy ngành y tế còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số quy định của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân không rõ ràng, chưa phù hợp với hoạt động của ngành y tế.
Bộ Y tế khẳng định mô hình trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị chuyên môn, kỹ thuật thuộc Trung tâm Y tế huyện; cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là viên chức thuộc trạm y tế xã là mô hình phù hợp và hiệu quả nhất.
Chưa có mô hình chuẩn về cơ cấu, bộ máy ngành y tế
Tại buổi giải trình, các thành viên Ủy ban của Quốc hội; đại biểu Quốc hội; các chuyên gia y tế, pháp lý đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành y tế, đặc biệt về vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước về y tế tại địa phương, công tác đào tạo nhân lực ngành y tế, đặc biệt cán bộ y tế dự phòng cấp cơ sở.
Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, qua nghiên cứu, điều tra lấy ý kiến 10.000 người tại các địa phương, mô hình hợp lý cho bộ máy cơ quan Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cần giữ nguyên như hiện nay ở cấp tỉnh là Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Sở Y tế, còn các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện sẽ chuyển sang trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện và cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã sẽ là viên chức của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình biệt phái làm việc tại cấp xã.
Ông Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân có ý kiến tương tự, cho rằng, 50 năm qua, Việt Nam đã 7 lần thay đổi mô hình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhưng tốt nhất là mô hình tách hẳn khỏi Bộ Y tế được thực hiện giai đoạn 1993-2000, đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất.
Tiến sỹ Trần Tuấn, Chuyên gia y tế, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho rằng, tình trạng bệnh viện quá tải, hệ thống y tế cấp cơ sở chưa tạo được lòng tin của nhân dân là hệ quả của sự vận hành hệ thống y tế chưa phù hợp và hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế chưa đảm bảo. Mô hình phải phù hợp tình hình thực tiễn, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả.
Hiện nay, năng lực các bệnh viện huyện còn yếu và chưa thu hút được nhân dân. Thực chất các bệnh viện đang chủ yếu làm các nhiệm vụ về y tế cộng đồng, vì thế không nên tách bệnh viện huyện khỏi hệ thống trung tâm y tế dự phòng.
Theo ông Tuấn, bệnh viện huyện, y tế dự phòng, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nên tập trung vào thành một đơn vị, trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện. Tuy nhiên, cần triển khai mô hình thí điểm, báo cáo nghiên cứu khoa học và tổng kết cụ thể trước khi có quyết định cuối cùng.
Giải trình trước các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ mô hình Trung tâm y tế thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, quận, vì đây là những thành phố lớn, dân cư đông, nhập cư nhiều, nên dành cho Ủy ban Nhân dân quản lý sẽ phù hợp hơn.
Tuy nhiên, gần đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân đã giao Sở Y tế nghiên cứu để trình phương án đưa các bệnh viện huyện về trực thuộc Sở Y tế như Thông tư liên tịch 03 quy định.
Theo báo cáo của Sở y tế thành phố, mô hình tuyến huyện trực thuộc Sở y tế là tốt nhất để đảm bảo vấn đề chuyên môn, nhưng hoạt động y tế dự phòng, giải quyết dịch bệnh nếu trực thuộc Ủy ban Nhân dân sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn tài chính, huy động nhân lực…
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh hiện nay chưa có mô hình chuẩn về cơ cấu, bộ máy ngành y tế, vì thế, trong khi chưa có thay đổi về Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, trước mắt nên vẫn thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch 03. Việc xáo trộn nhiều về cơ cấu, bộ máy y tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của ngành y tế, ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân.
Về vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ làm y tế dự phòng ở địa phương, Bộ Y tế đã mở hệ đào tạo chuyên ngành và sang năm sẽ có lượng cán bộ y tế dự phòng lớn để cung cấp về các địa phương. Bộ cũng đã nghiên cứu dự án về đào tạo cán bộ y tế xã, tăng cường đào tạo chuyên tu cho bác sỹ tuyến xã. Hiện nay, 67,8% số xã có bác sỹ và 70% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tiếp tục nghiên cứu để thống nhất
Phát biểu tại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế trong sự nghiệp chăm lo sức khỏe nhân dân. Tổ chức, bộ máy ngành y tế là một vấn đề quan trọng, vì thế cần có những nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn.
Bộ Y tế cần giải trình rõ hiệu lực các văn bản pháp quy mà Bộ đã ban hành; phân tích xem xét và lựa chọn mô hình cơ cấu, tổ chức bộ máy ngành cho phù hợp. Đồng thời Bộ Y tế cần nghiên cứu đề xuất hướng bổ sung, sửa đổi những điều khoản trong Hiến pháp có liên quan đến hoạt động của ngành.
Kết luận phiên làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chuẩn bị báo cáo đánh giá sâu sắc hơn, cụ thể hơn về hiệu quả và mô hình hoạt động của ngành.
Bộ Y tế cần tiếp tục phối hợp cùng Bộ Nội vụ để nghiên cứu đưa ra mô hình hoạt động ngành, trong đó có vấn đề bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhằm thực hiện tốt chức năng nhà nước giao phó, đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo Chủ nhiệm Trương Thị Mai, Bộ Y tế cần tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, làm rõ vấn đề phân cấp, đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động của ngành./.
Tham dự phiên giải trình có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; đại diện Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp, một số đại biểu Quốc hội và các chuyên gia y tế và pháp lý.
Thành lập 100% Phòng Y tế và Trung tâm Y tế ở cấp huyện
Theo báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong những năm qua, mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy ngành y tế có nhiều thay đổi theo các quy định của pháp luật.
Hiện nay, bộ máy, tổ chức ngành y tế đang hoạt động theo Nghị định 13, 14 và Thông tư liên tịch số 03 ra ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế và Nội vụ.
Điểm mới của Thông tư liên tịch 03 là Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế được thành lập các Trung tâm ở cấp huyện; chuyển việc quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn về Trung tâm y tế huyện; Trung tâm y tế là đơn vị sự nghiệp được thành lập ở cấp huyện và cùng Bệnh viện đa khoa huyện là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch 03, hiện nay trên phạm vi toàn quốc đã thành lập 100% Phòng Y tế và Trung tâm Y tế ở cấp huyện; Bệnh viện đa khoa cấp huyện được thành lập ở 50 tỉnh, thành phố. Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được thành lập ở 62/63 tỉnh, thành phố (trừ Thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập ở 3 tỉnh.
Về cơ chế quản lý, đến nay có trên 90% Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện trực thuộc Sở Y tế, chỉ có một số ít do Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý. 59/62 tỉnh quy định Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục quản lý, 3 tỉnh, thành Hà Nội, Quảng Trị, Gia Lai giao cho Ủy ban Nhân dân huyện quản lý. 57/63 tỉnh, thành phố đã bàn giao Trạm y tế xã về Trung tâm y tế huyện.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, thực tiễn hoạt động của ngành Y tế cho thấy hệ thống văn bản pháp quy dưới luật quy định vấn đề cơ cấu, bộ máy ngành y tế còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số quy định của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân không rõ ràng, chưa phù hợp với hoạt động của ngành y tế.
Bộ Y tế khẳng định mô hình trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị chuyên môn, kỹ thuật thuộc Trung tâm Y tế huyện; cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là viên chức thuộc trạm y tế xã là mô hình phù hợp và hiệu quả nhất.
Chưa có mô hình chuẩn về cơ cấu, bộ máy ngành y tế
Tại buổi giải trình, các thành viên Ủy ban của Quốc hội; đại biểu Quốc hội; các chuyên gia y tế, pháp lý đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành y tế, đặc biệt về vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước về y tế tại địa phương, công tác đào tạo nhân lực ngành y tế, đặc biệt cán bộ y tế dự phòng cấp cơ sở.
Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, qua nghiên cứu, điều tra lấy ý kiến 10.000 người tại các địa phương, mô hình hợp lý cho bộ máy cơ quan Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cần giữ nguyên như hiện nay ở cấp tỉnh là Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Sở Y tế, còn các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện sẽ chuyển sang trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện và cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã sẽ là viên chức của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình biệt phái làm việc tại cấp xã.
Ông Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân có ý kiến tương tự, cho rằng, 50 năm qua, Việt Nam đã 7 lần thay đổi mô hình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhưng tốt nhất là mô hình tách hẳn khỏi Bộ Y tế được thực hiện giai đoạn 1993-2000, đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất.
Tiến sỹ Trần Tuấn, Chuyên gia y tế, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho rằng, tình trạng bệnh viện quá tải, hệ thống y tế cấp cơ sở chưa tạo được lòng tin của nhân dân là hệ quả của sự vận hành hệ thống y tế chưa phù hợp và hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế chưa đảm bảo. Mô hình phải phù hợp tình hình thực tiễn, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả.
Hiện nay, năng lực các bệnh viện huyện còn yếu và chưa thu hút được nhân dân. Thực chất các bệnh viện đang chủ yếu làm các nhiệm vụ về y tế cộng đồng, vì thế không nên tách bệnh viện huyện khỏi hệ thống trung tâm y tế dự phòng.
Theo ông Tuấn, bệnh viện huyện, y tế dự phòng, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nên tập trung vào thành một đơn vị, trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện. Tuy nhiên, cần triển khai mô hình thí điểm, báo cáo nghiên cứu khoa học và tổng kết cụ thể trước khi có quyết định cuối cùng.
Giải trình trước các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ mô hình Trung tâm y tế thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, quận, vì đây là những thành phố lớn, dân cư đông, nhập cư nhiều, nên dành cho Ủy ban Nhân dân quản lý sẽ phù hợp hơn.
Tuy nhiên, gần đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân đã giao Sở Y tế nghiên cứu để trình phương án đưa các bệnh viện huyện về trực thuộc Sở Y tế như Thông tư liên tịch 03 quy định.
Theo báo cáo của Sở y tế thành phố, mô hình tuyến huyện trực thuộc Sở y tế là tốt nhất để đảm bảo vấn đề chuyên môn, nhưng hoạt động y tế dự phòng, giải quyết dịch bệnh nếu trực thuộc Ủy ban Nhân dân sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn tài chính, huy động nhân lực…
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh hiện nay chưa có mô hình chuẩn về cơ cấu, bộ máy ngành y tế, vì thế, trong khi chưa có thay đổi về Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, trước mắt nên vẫn thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch 03. Việc xáo trộn nhiều về cơ cấu, bộ máy y tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của ngành y tế, ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân.
Về vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ làm y tế dự phòng ở địa phương, Bộ Y tế đã mở hệ đào tạo chuyên ngành và sang năm sẽ có lượng cán bộ y tế dự phòng lớn để cung cấp về các địa phương. Bộ cũng đã nghiên cứu dự án về đào tạo cán bộ y tế xã, tăng cường đào tạo chuyên tu cho bác sỹ tuyến xã. Hiện nay, 67,8% số xã có bác sỹ và 70% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tiếp tục nghiên cứu để thống nhất
Phát biểu tại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế trong sự nghiệp chăm lo sức khỏe nhân dân. Tổ chức, bộ máy ngành y tế là một vấn đề quan trọng, vì thế cần có những nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn.
Bộ Y tế cần giải trình rõ hiệu lực các văn bản pháp quy mà Bộ đã ban hành; phân tích xem xét và lựa chọn mô hình cơ cấu, tổ chức bộ máy ngành cho phù hợp. Đồng thời Bộ Y tế cần nghiên cứu đề xuất hướng bổ sung, sửa đổi những điều khoản trong Hiến pháp có liên quan đến hoạt động của ngành.
Kết luận phiên làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chuẩn bị báo cáo đánh giá sâu sắc hơn, cụ thể hơn về hiệu quả và mô hình hoạt động của ngành.
Bộ Y tế cần tiếp tục phối hợp cùng Bộ Nội vụ để nghiên cứu đưa ra mô hình hoạt động ngành, trong đó có vấn đề bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhằm thực hiện tốt chức năng nhà nước giao phó, đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo Chủ nhiệm Trương Thị Mai, Bộ Y tế cần tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, làm rõ vấn đề phân cấp, đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động của ngành./.
Xuân Khu (TTXVN/Vietnam+)