Trong hai ngày 6 và 7/12, đoàn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam và đoàn Ủy ban Văn hóa, Xã hội của Quốc hội Lào đã có cuộc khảo sát về việc đào tạo lưu học sinh Lào tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo số liệu chung từ năm 2005-2010, tổng số lưu học sinh Lào mà Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận là gần 220 em. Các lưu học sinh Lào đến từ thành phố Vientiane và các tỉnh Champassak, Savannakhet, Louangphabang, Attapu, Xekong, Salavan… đa số theo học các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin…
Từ năm 2005 đến nay, các trường đã tổ chức dạy tiếng Việt và dự bị đại học cho lưu học sinh. Công tác tiếp nhận đào tạo lưu học sinh Lào do phía bạn cử đi học đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định tại quy chế công tác người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
Các trường đã hỗ trợ và giúp đỡ lưu học sinh trong học tập, làm visa và giải đáp những thắc mắc cho lưu học sinh trong quá trình học tập và hội nhập với sinh viên Việt Nam. Chế độ sinh hoạt, ăn, ở cho các lưu học sinh đã được các trường thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Theo nhận xét của các trường, phần lớn các lưu học sinh đều an tâm vui vẻ học tập tại Việt Nam, chấp hành nội quy, quy định của nhà trường về học tập và sinh hoạt tốt. Nhà trường còn quan tâm đến sức khỏe cho lưu học sinh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho sinh viên nước ngoài, tổ chức cho lưu học sinh nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu, học tập và tham gia sinh hoạt với sinh viên Việt Nam, tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
Ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết công tác tiếp nhận đào tạo lưu học sinh Lào đã được thực hiện tốt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đơn vị liên quan theo kế hoạch hàng năm của Bộ Giáo dục-Đào tạo và thành phố, đảm bảo tất cả lưu học sinh trong chỉ tiêu học bổng đều được tiếp nhận và đào tạo phù hợp với trình độ và ngành nghề đã đăng ký học.
Các trường cũng cho rằng đa số lưu học sinh Lào gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc học và giao tiếp bằng tiếng Việt.
Một số ý kiến cũng đề nghị cần có chương trình học tiếng Việt cho các học sinh Lào một năm trước khi đến Việt Nam, sẽ giúp cho các học sinh Lào học tập dễ dàng và hiệu quả hơn tại Việt Nam./.
Theo số liệu chung từ năm 2005-2010, tổng số lưu học sinh Lào mà Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận là gần 220 em. Các lưu học sinh Lào đến từ thành phố Vientiane và các tỉnh Champassak, Savannakhet, Louangphabang, Attapu, Xekong, Salavan… đa số theo học các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin…
Từ năm 2005 đến nay, các trường đã tổ chức dạy tiếng Việt và dự bị đại học cho lưu học sinh. Công tác tiếp nhận đào tạo lưu học sinh Lào do phía bạn cử đi học đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định tại quy chế công tác người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
Các trường đã hỗ trợ và giúp đỡ lưu học sinh trong học tập, làm visa và giải đáp những thắc mắc cho lưu học sinh trong quá trình học tập và hội nhập với sinh viên Việt Nam. Chế độ sinh hoạt, ăn, ở cho các lưu học sinh đã được các trường thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Theo nhận xét của các trường, phần lớn các lưu học sinh đều an tâm vui vẻ học tập tại Việt Nam, chấp hành nội quy, quy định của nhà trường về học tập và sinh hoạt tốt. Nhà trường còn quan tâm đến sức khỏe cho lưu học sinh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho sinh viên nước ngoài, tổ chức cho lưu học sinh nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu, học tập và tham gia sinh hoạt với sinh viên Việt Nam, tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
Ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết công tác tiếp nhận đào tạo lưu học sinh Lào đã được thực hiện tốt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đơn vị liên quan theo kế hoạch hàng năm của Bộ Giáo dục-Đào tạo và thành phố, đảm bảo tất cả lưu học sinh trong chỉ tiêu học bổng đều được tiếp nhận và đào tạo phù hợp với trình độ và ngành nghề đã đăng ký học.
Các trường cũng cho rằng đa số lưu học sinh Lào gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc học và giao tiếp bằng tiếng Việt.
Một số ý kiến cũng đề nghị cần có chương trình học tiếng Việt cho các học sinh Lào một năm trước khi đến Việt Nam, sẽ giúp cho các học sinh Lào học tập dễ dàng và hiệu quả hơn tại Việt Nam./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)