Chiều 13/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường cho ý kiến vào dự thảo Luật phòng, chống mua bán người, tập trung vào làm rõ các nội dung như hành vi mua bán người và các hành vi liên quan; ngân sách Nhà nước cho công tác phòng chống mua bán người.
Các đại biểu cho rằng, các quy định của dự thảo Luật đã phù hợp với yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người ở nước ta, góp phần ngăn chặn loại tội phạm này, tuy nhiên, luật cần làm rõ một số vấn đề và quy định cụ thể hơn những biện pháp phòng, chống mua bán người.
Đa số đại biểu cho rằng, hoạt động mua bán người là hành vi đáng lên án và phải bị trừng trị thích đáng, đặc biệt là trong bối cảnh số lượng các vụ mua bán người có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp. Do vậy, bên cạnh các chế tài đủ mạnh để phòng, chống mua bán người, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân.
Đại biểu Lưu Thị Chi Lan (Vĩnh Phúc) cho rằng, muốn phòng, chống mua bán người có hiệu quả, phải tăng cường giáo dục ngay trong gia đình, nhà trường để phòng, chống tận gốc. Thực tế, thời gian qua mới chỉ giải quyết phần ngọn theo hướng giải quyết hậu quả của việc mua bán người.
Đại biểu Lan đề nghị, dự thảo Luật cần xây dựng cơ chế lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các hoạt động ngoại khoá đối với học sinh, nhất là vùng biên giới; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, chống mua bán người.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Hòang Hữu Trí (Tiền Giang) nhấn mạnh, phòng ngừa mua bán người là biện pháp đắc lực và mang lại hiệu quả cao, nhưng dự thảo Luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phòng ngừa mua bán người.
Bên cạnh đó, tội phạm mua bán người thường có tổ chức chặt chẽ, đa số là người nước ngoài, khiến việc xử lý rất khó khăn. Trong khi đó, các hoạt động quan hệ quốc tế quy định trong Luật nhằm phòng, chống mua bán người và giải quyết hậu quả mới ở mức khung, chưa có biện pháp cụ thể, do vậy cần quy định rõ trong Luật.
Các đại biểu Hòang Thị Hương (Lạng Sơn), Giàng Páo Mỷ (Lai Châu) cho rằng cần dành hẳn một chương quy định các biện pháp phòng ngừa hoạt động mua bán người; và đề nghị quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ đời tư của nạn nhân bị mua bán, hòa nhập cộng đồng, nhất là đối với phụ nữa và trẻ em, vì đây là những đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất.
Theo đại biểu Trần Thị Lộc (Bắc Kạn), dự thảo Luật còn nhiều bất cập, chồng chéo với các luật khác. Điển hình là dự thảo Luật quy định, nạn nhân được trợ giúp pháp lý tại các cơ sở nhà nước, nhưng trong Luật trợ giúp pháp lý không quy định những đối tượng là nạn nhân bị mua, bán người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý tại các trung tâm trợ giúp của nhà nước.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định Bộ Công an có trách nhiệm chính trong phòng, chống, xử lý mua bán người. Tuy nhiên, hoạt động mua bán người diễn ra phức tạp, có tính chất xuyên quốc gia, vì vậy Luật cần đưa ra quy chế phối hợp các ngành, đặc biệt là bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan... trong hoạt động phòng, chống mua bán người để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống mua bán người.
Một số đại biểu đề nghị, ngành lao động, thương binh và xã hội cần tăng cường kiểm tra, thanh tra lao động tại các cơ sở, nhất là các cơ sở có hoạt động nhạy cảm như vũ trường, quán bar... nhằm phát hiện các trường hợp mua bán người, để kịp thời xử lý./.
Các đại biểu cho rằng, các quy định của dự thảo Luật đã phù hợp với yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người ở nước ta, góp phần ngăn chặn loại tội phạm này, tuy nhiên, luật cần làm rõ một số vấn đề và quy định cụ thể hơn những biện pháp phòng, chống mua bán người.
Đa số đại biểu cho rằng, hoạt động mua bán người là hành vi đáng lên án và phải bị trừng trị thích đáng, đặc biệt là trong bối cảnh số lượng các vụ mua bán người có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp. Do vậy, bên cạnh các chế tài đủ mạnh để phòng, chống mua bán người, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân.
Đại biểu Lưu Thị Chi Lan (Vĩnh Phúc) cho rằng, muốn phòng, chống mua bán người có hiệu quả, phải tăng cường giáo dục ngay trong gia đình, nhà trường để phòng, chống tận gốc. Thực tế, thời gian qua mới chỉ giải quyết phần ngọn theo hướng giải quyết hậu quả của việc mua bán người.
Đại biểu Lan đề nghị, dự thảo Luật cần xây dựng cơ chế lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các hoạt động ngoại khoá đối với học sinh, nhất là vùng biên giới; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, chống mua bán người.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Hòang Hữu Trí (Tiền Giang) nhấn mạnh, phòng ngừa mua bán người là biện pháp đắc lực và mang lại hiệu quả cao, nhưng dự thảo Luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phòng ngừa mua bán người.
Bên cạnh đó, tội phạm mua bán người thường có tổ chức chặt chẽ, đa số là người nước ngoài, khiến việc xử lý rất khó khăn. Trong khi đó, các hoạt động quan hệ quốc tế quy định trong Luật nhằm phòng, chống mua bán người và giải quyết hậu quả mới ở mức khung, chưa có biện pháp cụ thể, do vậy cần quy định rõ trong Luật.
Các đại biểu Hòang Thị Hương (Lạng Sơn), Giàng Páo Mỷ (Lai Châu) cho rằng cần dành hẳn một chương quy định các biện pháp phòng ngừa hoạt động mua bán người; và đề nghị quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ đời tư của nạn nhân bị mua bán, hòa nhập cộng đồng, nhất là đối với phụ nữa và trẻ em, vì đây là những đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất.
Theo đại biểu Trần Thị Lộc (Bắc Kạn), dự thảo Luật còn nhiều bất cập, chồng chéo với các luật khác. Điển hình là dự thảo Luật quy định, nạn nhân được trợ giúp pháp lý tại các cơ sở nhà nước, nhưng trong Luật trợ giúp pháp lý không quy định những đối tượng là nạn nhân bị mua, bán người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý tại các trung tâm trợ giúp của nhà nước.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định Bộ Công an có trách nhiệm chính trong phòng, chống, xử lý mua bán người. Tuy nhiên, hoạt động mua bán người diễn ra phức tạp, có tính chất xuyên quốc gia, vì vậy Luật cần đưa ra quy chế phối hợp các ngành, đặc biệt là bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan... trong hoạt động phòng, chống mua bán người để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống mua bán người.
Một số đại biểu đề nghị, ngành lao động, thương binh và xã hội cần tăng cường kiểm tra, thanh tra lao động tại các cơ sở, nhất là các cơ sở có hoạt động nhạy cảm như vũ trường, quán bar... nhằm phát hiện các trường hợp mua bán người, để kịp thời xử lý./.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)