Ngày 10/7, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Nguyễn Văn Bình đã ký công văn yêu cầu tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới phòng chống bệnh lạ từ Campuchia.
Để chủ động phòng chống không để dịch bệnh lan truyền vào Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm y tế dự phòng có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới quan tâm chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
Các trung tâm trên cần giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh, đặc biệt là các đối tượng nghi ngờ mang mầm bệnh truyền nhiễm qua cửa khẩu; Tăng cường kiểm tra và xử lý y tế đối với các phương tiện nhập, cảnh.
Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp dự phòng nhằm hạn chế sự lây lan bệnh.
Các đơn vị trên cũng cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu động vật, các sản phẩm từ động vật qua biên giới.
Bên cạnh đó, các trung tâm phải có kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa hè, chuẩn bị đủ cơ số thuốc, hóa chất chống dịch.
Theo thông báo của Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế 2005 của Tổ chức Y tế thế giới, từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2012 Bộ Y tế Vương quốc Campuchia thông báo đã xuất hiện căn bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân tại phía Nam và miền Trung của nước này.
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 08/7/2012, tại Campuchia đã có 74 ca mắc bệnh và phải nhập viện điều trị, trong đó có 56 ca tử vong. Phần lớn các ca mắc bệnh đều có độ tuổi từ 03 tháng tới 11 tuổi và tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện.
Trong số các ca bệnh kể trên, có 59 ca (bao gồm cả 56 ca tử vong) xuất hiện hội chứng chung bao gồm: sốt cao, các triệu chứng về hô hấp và thần kinh và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp.
Trong số các mẫu bệnh phẩm thu được từ bệnh nhân, một số có kết quả dương tính với Enterovirus EV-71, một vài ca được xác định có nhiễm tác nhân gây bệnh khác như: sốt xuất huyết, liên cầu lợn. Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều âm tính với virus cúm A/(H5N1), SARS, Nipah. Bộ Y tế Campuchia đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để điều tra và sớm có kết luận về nguyên nhân căn bệnh nói trên./.
Để chủ động phòng chống không để dịch bệnh lan truyền vào Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm y tế dự phòng có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới quan tâm chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
Các trung tâm trên cần giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh, đặc biệt là các đối tượng nghi ngờ mang mầm bệnh truyền nhiễm qua cửa khẩu; Tăng cường kiểm tra và xử lý y tế đối với các phương tiện nhập, cảnh.
Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp dự phòng nhằm hạn chế sự lây lan bệnh.
Các đơn vị trên cũng cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu động vật, các sản phẩm từ động vật qua biên giới.
Bên cạnh đó, các trung tâm phải có kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa hè, chuẩn bị đủ cơ số thuốc, hóa chất chống dịch.
Theo thông báo của Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế 2005 của Tổ chức Y tế thế giới, từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2012 Bộ Y tế Vương quốc Campuchia thông báo đã xuất hiện căn bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân tại phía Nam và miền Trung của nước này.
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 08/7/2012, tại Campuchia đã có 74 ca mắc bệnh và phải nhập viện điều trị, trong đó có 56 ca tử vong. Phần lớn các ca mắc bệnh đều có độ tuổi từ 03 tháng tới 11 tuổi và tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện.
Trong số các ca bệnh kể trên, có 59 ca (bao gồm cả 56 ca tử vong) xuất hiện hội chứng chung bao gồm: sốt cao, các triệu chứng về hô hấp và thần kinh và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp.
Trong số các mẫu bệnh phẩm thu được từ bệnh nhân, một số có kết quả dương tính với Enterovirus EV-71, một vài ca được xác định có nhiễm tác nhân gây bệnh khác như: sốt xuất huyết, liên cầu lợn. Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều âm tính với virus cúm A/(H5N1), SARS, Nipah. Bộ Y tế Campuchia đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để điều tra và sớm có kết luận về nguyên nhân căn bệnh nói trên./.
Thùy Giang (Vietnam+)