Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội vừa cho biết, trong thời gian từ nay đến 30/4 sẽ tăng cường xử lý nghiêm các vi phạm về điều khiển xe ba bánh tự chế, chở hàng cồng kềnh…
Trong thời gian qua, một số đối tượng giả danh thương binh và người khuyết tật điều khiển xe ba bánh tự lắp ráp, tham gia chở hàng cồng kềnh, vi phạm Luật Giao thông.
Trước tình trạng đó, Công an Thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch chỉ đạo mỗi Đội Cảnh sát giao thông thành lập hai tổ tuần tra cơ động, kết hợp với các tổ tuần tra khác của những đội Cảnh sát giao thông ở ngoại thành tập trung tăng cường xử lý vi phạm đối với loại phương tiện này.
Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông sẽ tập trung kiểm tra các vi phạm về dừng đỗ sai quy định, tập kết phương tiện bừa bãi ở dưới lòng đường, trên vỉa hè gây ùn tắc và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh các loại xe ba bánh tự chế và xe ba, bốn bánh thô sơ tự chế không có đăng ký đều bị cấm lưu thông. Chủ các phương tiện này được cấp kinh phí chuyển sang nghề khác và được vay vốn ưu đãi.
Ở Hà Nội, thành phố cũng có quyết định hỗ trợ xe công nông, xe thô sơ ba bánh, bốn bánh... thuộc diện bị cấm hoạt động. Mức hỗ trợ cao nhất cho các loại xe này lên đến 15 triệu đồng/xe và người dân được học nghề miễn phí nếu có nhu cầu.
Thế nhưng cho tới thời điểm này, việc hỗ trợ vẫn chưa thực hiện được vì chưa có sự đồng thuận của chủ các phương tiện.
Theo báo cáo của Phòng Quản lý phương tiện, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện tại thành phố có 517 xe ba gác, xe bốn bánh của thương binh và người tàn tật trong đó có 216 xe đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thế nhưng con số thực tế những xe này đang hoat động còn lớn hơn rất nhiều lần. Đặc biệt xe không được đăng ký, đăng kiểm.
Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh thanh tra giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, xe tự chế trong luật yêu cầu phải cấm hoạt động.
“Quan điểm của thanh tra giao thông cũng như thành phố là sẽ xử lý triệt để. Tuy nhiên, chúng ta còn vướng trong việc xử lý bởi đối tượng là thương binh, người tàn tật chưa đồng ý chủ trương nên khó thực hiện hơn,” ông Hải cho hay.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông đến hết năm 2010.
Thời gian các địa phương thực hiện thẩm định hồ sơ và giải ngân tiền hỗ trợ chậm nhất là ngày 31/3/2011. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thay thế xe ba bánh khi tạm dừng hoạt động./.
Trong thời gian qua, một số đối tượng giả danh thương binh và người khuyết tật điều khiển xe ba bánh tự lắp ráp, tham gia chở hàng cồng kềnh, vi phạm Luật Giao thông.
Trước tình trạng đó, Công an Thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch chỉ đạo mỗi Đội Cảnh sát giao thông thành lập hai tổ tuần tra cơ động, kết hợp với các tổ tuần tra khác của những đội Cảnh sát giao thông ở ngoại thành tập trung tăng cường xử lý vi phạm đối với loại phương tiện này.
Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông sẽ tập trung kiểm tra các vi phạm về dừng đỗ sai quy định, tập kết phương tiện bừa bãi ở dưới lòng đường, trên vỉa hè gây ùn tắc và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh các loại xe ba bánh tự chế và xe ba, bốn bánh thô sơ tự chế không có đăng ký đều bị cấm lưu thông. Chủ các phương tiện này được cấp kinh phí chuyển sang nghề khác và được vay vốn ưu đãi.
Ở Hà Nội, thành phố cũng có quyết định hỗ trợ xe công nông, xe thô sơ ba bánh, bốn bánh... thuộc diện bị cấm hoạt động. Mức hỗ trợ cao nhất cho các loại xe này lên đến 15 triệu đồng/xe và người dân được học nghề miễn phí nếu có nhu cầu.
Thế nhưng cho tới thời điểm này, việc hỗ trợ vẫn chưa thực hiện được vì chưa có sự đồng thuận của chủ các phương tiện.
Theo báo cáo của Phòng Quản lý phương tiện, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện tại thành phố có 517 xe ba gác, xe bốn bánh của thương binh và người tàn tật trong đó có 216 xe đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thế nhưng con số thực tế những xe này đang hoat động còn lớn hơn rất nhiều lần. Đặc biệt xe không được đăng ký, đăng kiểm.
Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh thanh tra giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, xe tự chế trong luật yêu cầu phải cấm hoạt động.
“Quan điểm của thanh tra giao thông cũng như thành phố là sẽ xử lý triệt để. Tuy nhiên, chúng ta còn vướng trong việc xử lý bởi đối tượng là thương binh, người tàn tật chưa đồng ý chủ trương nên khó thực hiện hơn,” ông Hải cho hay.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông đến hết năm 2010.
Thời gian các địa phương thực hiện thẩm định hồ sơ và giải ngân tiền hỗ trợ chậm nhất là ngày 31/3/2011. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thay thế xe ba bánh khi tạm dừng hoạt động./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)