Áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam về thực hành trong nông nghiệp (VietGap) đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người nông dân ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây cũng được xem là cách để địa phương tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững.
Hộ ông Nguyễn Văn Long, thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền trồng 500m2 rau theo tiêu chuẩn VietGap. Ông Long được cấp phát tài liệu hướng dẫn chăm sóc rau theo những tiêu chí của VietGap đưa ra như chỉ bón phân hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học; chịu sự giám sát chặt chẽ...
Ông Long cho biết sản xuất rau theo VietGap, người nông dân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định nhưng hiệu quả mang lại thì cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống. Nếu rau sản xuất theo phương thức truyền thống, bình quân chỉ bán được với giá từ 3.000 đến 4.000 đồng/kg, thì rau sản xuất theo VietGap sẽ bán được giá cao gấp 5 đến 6 lần.
Dự án cấp nhà nước “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại tỉnh Thừa Thiên-Huế” do Trường Đại học Nông lâm-Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện từ năm 2010.
Đến nay, dự án đã giúp xây dựng được gần 50ha rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 5 đến 7 tấn rau sạch các loại.
Một số địa phương đã hình thành được vùng chuyên sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap như Hợp tác xã Kim Thành, xã Quảng Thành; Phước Yên, xã Quảng Thọ của huyện Quảng Điền. Ngoài ra, tiêu chuẩn VietGap sẽ được áp dụng cho bưởi thanh trà, chăn nuôi gà an toàn sinh học...
Dự án cũng đã hỗ trợ tập huấn, cấp phát tài liệu... nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Đến kỳ thu hoạch có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật kiểm tra độ an toàn của nông sản.
Nếu phát hiện nông sản kém chất lượng, liều lượng thuốc trừ sâu vượt quy định hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thì sẽ bị ngừng thu mua.
Khó khăn cần tháo gỡ trong áp dụng tiêu chuẩn VietGap ở Thừa Thiên-Huế là hỗ trợ vốn để nông dân xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà lưới, nhà vòm, hệ thống thu gom, máy bơm tự động... phục vụ sản xuất. Việc xây dựng thương hiệu rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap trên thị trường cũng cần được chú trọng./.
Hộ ông Nguyễn Văn Long, thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền trồng 500m2 rau theo tiêu chuẩn VietGap. Ông Long được cấp phát tài liệu hướng dẫn chăm sóc rau theo những tiêu chí của VietGap đưa ra như chỉ bón phân hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học; chịu sự giám sát chặt chẽ...
Ông Long cho biết sản xuất rau theo VietGap, người nông dân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định nhưng hiệu quả mang lại thì cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống. Nếu rau sản xuất theo phương thức truyền thống, bình quân chỉ bán được với giá từ 3.000 đến 4.000 đồng/kg, thì rau sản xuất theo VietGap sẽ bán được giá cao gấp 5 đến 6 lần.
Dự án cấp nhà nước “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại tỉnh Thừa Thiên-Huế” do Trường Đại học Nông lâm-Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện từ năm 2010.
Đến nay, dự án đã giúp xây dựng được gần 50ha rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 5 đến 7 tấn rau sạch các loại.
Một số địa phương đã hình thành được vùng chuyên sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap như Hợp tác xã Kim Thành, xã Quảng Thành; Phước Yên, xã Quảng Thọ của huyện Quảng Điền. Ngoài ra, tiêu chuẩn VietGap sẽ được áp dụng cho bưởi thanh trà, chăn nuôi gà an toàn sinh học...
Dự án cũng đã hỗ trợ tập huấn, cấp phát tài liệu... nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Đến kỳ thu hoạch có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật kiểm tra độ an toàn của nông sản.
Nếu phát hiện nông sản kém chất lượng, liều lượng thuốc trừ sâu vượt quy định hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thì sẽ bị ngừng thu mua.
Khó khăn cần tháo gỡ trong áp dụng tiêu chuẩn VietGap ở Thừa Thiên-Huế là hỗ trợ vốn để nông dân xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà lưới, nhà vòm, hệ thống thu gom, máy bơm tự động... phục vụ sản xuất. Việc xây dựng thương hiệu rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap trên thị trường cũng cần được chú trọng./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)